Những thanh niên dân tộc thiểu số nghiện ma túy
16/09/2015 Lượt xem: 1468 In bài viếtHiện tượng các thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Mường ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa đang dần lún vào nghiện ngập, xì ke ma túy đang là một tình trạng dương tính về mặt khủng hoảng dân tộc học của các tộc người thiểu số. Hiện nay, tình trạng thất nghiệp, không còn rừng để làm và đất đai eo hẹp, không có phương tiện cũng như điều kiện kiếm sống, một số thanh niên dân tộc Mường đã rơi vào chỗ sa đọa, kết bè kết đám, trộm cắp, giật dọc để hút chích, trong đó, ma túy đá là thứ đang trực tiếp biến họ thành những cái xác vật vờ.
Hiện tượng các thanh niên dân
tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Mường ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa đang dần lún vào
nghiện ngập, xì ke ma túy đang là một tình trạng dương tính về mặt khủng hoảng
dân tộc học của các tộc người thiểu số. Hiện nay, tình trạng thất nghiệp, không
còn rừng để làm và đất đai eo hẹp, không có phương tiện cũng như điều kiện kiếm
sống, một số thanh niên dân tộc Mường đã rơi vào chỗ sa đọa, kết bè kết đám,
trộm cắp, giật dọc để hút chích, trong đó, ma túy đá là thứ đang trực tiếp biến
họ thành những cái xác vật vờ.
Một kiểu bứt phá, thoát xác…
Một người mẹ Mường, tên Hảo, ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa, có người con trai bị lún vào
ma túy đá, buồn bã chia sẻ: “Đúng ra cái chi hắn trộm cái đó, có cái xoong, cái
nồi, cái quạt hắn cũng lấy. Nó muốn vào Nam làm ăn, mình trả tiền xe cho nó, bảy
trăm ngàn đồng cũng phải trả, chảy nước mắt ra mà cũng phải trả. Chẳng còn cái
chi hết. Mình cày sâu cuốc bẩm mà không tài nào đủ ăn cũng vì hắn…”.
Theo bà Hảo, kể từ ngày đường mòn Hồ Chí Minh (tức đường Trường Sơn) được mở
rộng, thông xe và dịch vụ du lịch, quán sá mọc đầy hai bên đường thì đời sống
của bà con dân tộc Mường không còn bình yên như trước đây nữa. Vì trước đây quá
nghèo khổ, hiếm khi có được lấy một chục triệu đồng trong tay nên khi con đường
đi qua, nhiều người nghe đất có giá, đã bán đổ bán tháo, có khi cả ngàn mét
vuông chỉ bán với vài chục triệu đồng.
Những người buôn đất cũng không ai xa lạ mà chính là các cán bộ địa phương, họ
đã mua đất của bà con người Mường với giá rẻ bèo, sau đó bán lại cho nhà buôn
với giá gấp năm, sáu lần giá mua và nhà buôn lại tiếp tục bán cho những người mở
nhà hàng, quán xá với giá cao gấp vài lần nữa. Những người Mường từng là chủ
mảnh đất chỉ biết xót xa đứng nhìn người ta hốt bạc trên mảnh vườn xưa của mình.
Và đương nhiên không ít người Mường oán hận bởi lối nói chuyện khinh bạc, cho
rằng vì người Mường ngu ngốc, không hiểu gì nên mới bị lừa bán rẻ đất. Trong khi
đó, người Mường vốn thật thà, tin người chứ người Mường đâu có ngờ người ta bịp
bợm, coi khinh sự thật thà của mình như thế!
Chính vì bị rẻ rúng, thất
nghiệp và mù chữ, nhiều thanh niên Mường đã nghe theo một số chủ lô đề người
Kinh, tham gia đánh đề, bán số đề, ban đầu cũng kiếm được không ít tiền, lại rủ
nhau chích choác, hút hít, đến khi bị nghiện ma túy thì cũng là lúc tiền đã đi
sạch, những khoản nào còn có thể khoắn được trong gia đình, các thanh niên này
về khoắn sạch mỗi khi lên cơn nghiện.
Riêng con trai bà Hảo đã nhiều lần lấy cắp đồ trong gia đình, nhà chỉ còn một con trâu để đi cày cũng bị nó dắt đi bán nhưng may mắn chồng bà phát hiện ra nên bắt được nó trong lúc dắt trâu đi bán. Còn lại mọi thứ trong nhà nếu để sơ hở thì bị nó lấy sạch. Ngay cả em gái nó đang cầm điện thoại gọi cho bạn, lên cơn, nó cũng đến giật đi bán để chơi ma túy đá.
Đối với một gia đình người Mường thì chỉ mong cuộc sống đơn giản chất phát thanh đạm, nhưng con cái đua đòi thì là một gánh nặng một cái khổ chung cho các gia đình dân tộc thiểu số. Không dừng ở đó, nhóm thanh niên chơi chung ma túy với con trai bà Hảo còn rủ nhau ra đường Hồ Chí Minh, cả nhóm nấp trong bụi rậm, cử một đứa ra đứng xin quá giang. Những ai không biết, dừng xe lại thì cả nhóm ùa ra chặn đầu xe xin đểu, trấn lột, thậm chí cướp giật.
Bà Hảo buồn bã kết luận rằng
gánh nặng của nhiều gia đình người Mường hiện nay có thể nặng gấp ba, gấp bốn
một gia đình nghèo người Kinh. Nghĩa là cứ một gia đình có đứa con bị nghiện sẽ
chịu sức ép bằng cả trăm lần một gia đình nghèo người Kinh nuôi con học đại học
và chịu sức nặng tài chính gấp chín, mười lần nuôi một đứa con học đại học trong
khi kết quả hoàn toàn trái ngược nhau.
Mà đáng buồn cười ở đây là càng nghèo thì càng dễ bị rơi vào tội lỗi bởi không
có cơ hội nào để ngoi đầu lên được. Nghèo sẽ dẫn đến mọi thứ khó khăn, việc học
hành cũng không tới nơi tới chốn, bị xã hội coi thường, thậm chí khinh khi và cơ
hội duy nhất cho người nghèo nơi miền sơn cước này chính là tự bứt phá, thoát
xác. Đến với ma túy đá hay trộm cướp là một kiểu thoát xác, bứt phá của giới trẻ
dân tộc thiểu số.
Chính sách dành cho đồng
bào thiểu số bị chấm mút quá nặng
Một người phụ nữ khác tên Hồng, dân tộc Mường, cũng ở huyện Ngọc Lặc, buồn bả kể: “Đời sống của người Mường thì còn nghèo khó tả lắm, khó khăn lắm. Làm ruộng thì ít mà lúa cũng không trúng vụ cho mấy, mỗi năm hai vụ. Năm nào cũng đói vì đất ở đây hạn hẹp lắm...”.
Ở lý do thứ nhất,chính sách dành cho đồng bào thiểu số bị chấm mút quá nặng, chuyện này thiết nghĩ cũng không cần bàn gì thêm cho nhiều, bởi mỗi gói cứu trợ hay gói xóa đói giảm nghèo của chính phủ tính bằng tiền trăm tỉ nhưng khi về đến địa phương, về đến tay bà con người nghèo thì chỉ còn vài triệu đồng, trong khi vài triệu đồng đó bà con cũng không được cầm tận tay mà chỉ nhìn cho biết.
Chị Hồng nói rằng nếu lấy vài trăm tỉ đồng, chia bình quân đầu người cho toàn bộ bà con dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi Thanh Hóa thì mỗi người cũng có vài chục triệu đồng, đằng này chỉ cho một số gia đình nghèo khổ nhưng vẫn không tới năm triệu đồng. Và họ chỉ nói là cho, trên thực tế thì lại họ tự thuê xe xúc, máy ủi đến để cày đất, trồng sắn (tức khoai mì) cho bà con, cuối vụ, bà con kiếm được hai triệu đồng, có gia đình kiếm được chưa tới một triệu đồng. Chuyện này hết sức vô lý và khôi hài.
Ở lý do thứ hai, hiện nay, nhiều bản Mường chỉ có đất để ở và có thêm vài trăm mét đất rừng, hầu hết đất rừng đã bị nhà nước tịch thu để giao cho doanh nghiệp, không có đất, không có chữ, không có điều kiện tối thiểu để sinh hoạt cộng đồng, các thanh niên Mường biết làm gì ngoài việc đến mùa lại ra rừng, ra ruộng, loay hoay với con trâu, đám mạ và đói tới đói lui, những ngày thất nghiệp thì hái sung, hái sấu để uống rượu, rồi cãi nhau, đánh nhau, cuối cùng lại rơi vào con đường ma túy, cướp giật.
Trong khi đó, cách bản làng không xa, những hàng quán mọc lên đầy rẫy, toàn những dịch vụ ăn chơi. Điều này sẽ cho tuổi mới lớn dân tộc thiểu số cảm giác hoặc là tủi thân, mặc cảm, hoặc là cố rướn sức mà theo đuổi ăn chơi để không thấy mình lạc hậu. Cả hai thái độ này đều gây hại cho bản thân các thanh thiếu niên này và làm lợi cho những tụ điểm ăn chơi.
Những bản làng Mường, Thái Trắng, Dao Đỏ ở Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Bá Thước, Thọ Xuân... Thanh Hóa đang ngày càng rệu rã và u ám kể từ khi đường mòn Hồ Chí Minh đi qua đây. Chị Hồng buồn bã kết luận như vậy trước khi chia tay chúng tôi.
Nguồn: rfa.org
[TT: TBC]