“Cỏ Mỹ” tấn công giới trẻ Việt
12/05/2015 Lượt xem: 1585 In bài viếtCác loại ma túy tổng hợp dạng mới đang âm thầm tấn công giới trẻ Việt. Vì thế, các khoa nghiện chất của bệnh viện Tâm thần ngày càng có nhiều bệnh nhân đến cai nghiện. Trong đó, có nhiều người cai nghiện các sản phẩm của ma túy tổng hợp kiểu mới hay còn gọi là ma túy đá, cần sa, heroin, thuốc lắc...
Cỏ Mỹ có thành phần cần sa
Dân chơi ở Hà Nội không ai là không biết đến sản phẩm K2/Spice được mọi người
đồn thổi là cỏ Mỹ.
TS Nguyễn Mạnh Hùng - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - nguyên
trưởng khoa Nghiện Chất - BV Tâm thần Trung ương 1, cho biết: Thực chất, sản
phẩm này chỉ là 1 loại cần sa và được gắn mác “Cỏ Mỹ” như một cách thể hiện đẳng
cấp của người dùng thử.
Các thành phần của loại thuốc hút này không giống ma túy truyền thống nhưng khi
nghiện nó, thì việc cai nghiện cần sa cũng vất vả không kém cai nghiện heroin.
Mở lại danh sách các bệnh nhân từng vào viện cai nghiện cần sa - thuốc cỏ. Tiến
sĩ Hùng cho biết bệnh nhân Bùi Quang H. 18 tuổi, học sinh của một trường PTTH ở
Hoàn Kiếm, Hà Nội đến điều trị trong tình trạng lơ mơ về tri giác, gầy guộc xanh
và và bị tiêu chảy kéo dài.
Sau khi thử test ma túy trong máu bằng que thử dạng 4 càng, bác sỹ giật mình vì
lên cả bốn chất ma túy khác nhau. Bác sỹ cho biết H. dương tính với một loại ma
túy tổng hợp siêu vi bao gồm cả thành phần Methamphetamine một dạng ma túy đá,
thuốc lắc, cần sa và thuốc phiện. H. sử dụng một loại ma túy tổng hợp kiểu mới
được người ta pha chế đủ các loại chất kích thích tổng hợp.
Sau khi dùng một thời gian, H. có biểu hiện mệt mỏi, đau đầu rối loạn tiêu hóa,
ảo giác cho rằng có người theo bám mình. Cha mẹ đưa cậu đến khám phát hiện
nghiện chất ma túy nặng. H. nằm điều trị cắt cơn 9 ngày tại bệnh viện.
Bác sỹ cho biết việc cắt cơn cũng hết sức khó khăn khi H. có biểu hiện vật vã,
đập phá như người cai nghiện heroin.
Trường hợp của Nguyễn Văn L. trú tại Cầu Giấy, Hà Nội trong trạng thái nửa tỉnh,
nửa mê. Mẹ của L. cho biết cậu nghiện thuốc cỏ. L. đi sinh nhật, một người bạn
cho L. dùng thử và lâu ngày thành nghiện.
Biểu hiện của L. bình thường, ăn khỏe, béo tốt nên cha mẹ không tin con bị nghiện. Khi cậu bị viêm phế quản kéo dài, đi khám bác sỹ thử với que 4 càng, L. dương tính với cần sa.
Connor Eckhardt, 19 tuổi, sống ở khu vực bãi biển Newport đã qua đời vào ngày 16 tháng 7
sau khi hít Cỏ Mỹ hay còn được gọi là Spice/K2
Cha mẹ của Connor đã tạo một trang Facebook để cảnh báo những nguy hiểm của Cỏ Mỹ.
'Con trai chúng tôi đã ra đi vĩnh viễn chỉ sau một lần hít Spice/K2, thứ được cho là hợp pháp.' Cha mẹ Connor chia sẻ trên trang Facebook.
'Chỉ một lần dùng thứ rất sẵn có ở nhiều cửa hàng thuốc, thậm chí các cửa hàng tiện lợi ở trên khắp đất nước đã cướp đi sinh mạng của một chàng trai 19 tuổi. Nếu bạn biết bất cứ ai đã thử hoặc sử dụng chúng, hãy nói với họ rằng, chúng có thể giết chết họ'. Dòng chia sẻ được viết bởi một người bạn của gia đình Eckhardt.
Có thể gây ung thư phổi
Tiến sĩ Hùng cho biết: Cần sa là loại ma tuý được chế từ hoa và lá khô của cây cần sa có tên Cannabis Sativa. Loại ma tuý này còn được biết đến với những tên khác như "cỏ", bồ đà, tài mà và vẫn âm thầm sử dụng rộng rãi trong xã hội.
Chất làm cho người dùng có cảm giác phê trong cần sa có chất Tetra Hydro Cannabinol – THC. Về đặc điểm nhận dạng cây cần sa nhìn giống như thảo cỏ, lá chè khô và có thể còn hạt hoặc còn các cành nhỏ.
Khi dùng, người dùng sẽ lấy cần sa lăn bằng tay thành thuốc cuốn vào rồi hút, hoặc hút bằng ống điếu. Ở các nước không cấm cần sa, loại chất nghiện này không chỉ để hút mà người ta còn cho cần sa vào thức ăn như bánh ngọt hoặc bánh quy để ăn hoặc trộn vào thuốc lá để hút.
Khi sử dụng cần sa ở lượng ít, nó gây cảm giác sảng khoái, yêu đời, kích thích ăn uống. Điểm này khác với ma túy đá gây chán ăn. Vì thế, người nghiện cần sa giai đoạn đầu rất béo và khỏe. Khi không có thuốc sẽ gây hiện tượng lên cơn nghiện như đau đầu, tiêu chảy, mệt mỏi, sụt cân.
Khi sử dụng cần sa thường xuyên và trong thời gian dài, người sử dụng sẽ gặp phải những vấn đề sức khoẻ hay như nguy cơ mắc viêm phế quản, ung thư phổi và các bệnh lý khác về đường hô hấp, giảm động cơ làm việc. Ngoài ra còn có các ảnh hưởng về tâm lý, gây ảo giác, kích thích, giảm trí nhớ.
Hiện nay, cai nghiện cần sa cũng có phác đồ riêng sau 7 -9 ngày cắt cơn nghiện, bệnh nhân có thể về nhà điều trị duy trì với các biện pháp thanh tẩy cơ thể có thể dùng thuốc uống hoặc truyền dịch. TS Hùng cho biết có bệnh nhân bị tái nghiện và cai nghiện 3,4 lần cũng chưa thành công.
Nguồn VTC news
[TT: TBC]