Trong thông cáo phổ biến ở Rangoon, Văn phòng Đại
diện Liên Hiệp quốc viết rằng phạm pháp và ma túy sẽ gây trở ngại cho những
chương trình phát triển mà chính phủ Myanmar thực hiện, gây nguy hiểm cho người
dân cũng như đe dọa trực tiếp đến ổn định của quốc gia.
Thông cáo cũng đặc biệt nói đến những đường dây cung cấp ma túy bất hợp pháp
đang hoành hành khắp nơi, được tiếp tay của các viên chức tham nhũng.
Chương trình mà UNODC mô tả như là một "thỏa thuận mang tính bước ngoặt" sẽ kéo
dài cho đến năm 2017, củng cố 5 dự án tập trung vào tội phạm có tổ chức xuyên
quốc gia, chống tham nhũng, tư pháp hình sự, sức khỏe và sinh kế thay thế (phát
triển trồng cây thay thế cây thuốc phiện).
Trong tổng số 40 triệu USD chi cho chương trình, khoảng một phần ba ngân sách đã
được phân bổ để tạo sinh kế thay thế với mục tiêu phía bắc của Myanmar nơi có
sản xuất thuốc phiện, người dân sẽ được hỗ trợ chuyển sang cây trồng thay thế
bền vững.
Myanmar là nước sản xuất ma túy tổng hợp lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á và sản
xuất thuốc phiện lớn thứ hai trên thế giới sau Afghanishtan.
Các báo cáo của UNODC vào cuối tháng 6 cho thấy Myanmar hiện đang sản xuất
khoảng 18% thuốc phiện thế giới, và trong thập kỷ qua cũng đã chứng kiến sự
gia tăng mạnh mẽ của các loại ma túy tổng hợp tại đất nước này.
Cuối năm ngoái, một bản báo cáo cũng do Liên Hiệp quốc thực hiện cho rằng trong
khoảng thời gian từ 2003 đến 2013, tổng cộng lượng ma túy sản xuất từ Myanmar
lên đến 870 tấn.
Thu Hà
Nguồn tiengchuong.vn
[TT: TBC]