Công tác xét xử các vụ án về tệ nạn ma túy 6 tháng đầu năm 1997

09/08/2012 Lượt xem: 546 In bài viết

Đặc biệt sau vụ Vũ Xuân Trường, vụ Siêng phênh, Siêng nhông...lại phát hiện những vụ mua bán 7,2 kg Herôin (tuyến Lào - Hà tĩnh), vụ đưa vào cảng bán, tàng trữ 23,1 kg thuốc phiện ở Thái nguyên.

Điều đó cho chúng ta thấy ma túy nhập lậu vào nội địa bằng nhiều con đường do quản lý biên giới, quản lý địa bàn còn sơ hở và so "siêu lợi nhuận" bọn mua bán chất ma túy vẫn chưa dừng lại. Có những vụ tổ chức dùng chất ma túy bắt cả trăm thanh niên cùng hàng trăm triệu đồng.

Trước thực trạng của tệ nạn ma túy, thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội khóa IX kỳ họp lần thứ 11 và phương hướng nhiệm vụ công tác ngành tòa án nhân dân năm 1997, các tòa án đã có sự phối hợp ngày càng chặt chẽ và thường xuyên với các cơ quan Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Sở Lao động - Thương binh - Xã hội, các đoàn thể hữu quan nên đã đẩy mạnh công tác xét xử các loại tội về tệ nạn xã hội với phương châm "kịp thời, kiên quyết" nên có tác dụng thiết thực giáo dục và ngăn ngừa.

Về xét xử tội tàng trữ vận chuyển mua bán trái phép chất ma túy qua 6 tháng đầu năm 1997, có 54/61 tòa án trong cả nước đã thụ lý 996 vụ với 1.411 bị cáo do Viện kiểm sát nhân dân truy tố theo Điều 96a Bộ Luật Hình sự (khi Bộ Luật Hình sự chưa sửa đổi). 7 địa phương không có thụ lý, xét xử tội này là: Quảng bình, Quảng trị, Quảng ngãi, Bình định, Phú yên, Vĩnh long và Long an.

Các tòa án đã xét xử xong 827 vụ với 1.151 bị cáo, đạt 83,03% về số vụ và số bị cáo, tăng gần gấp 2 lần so với vùng kỳ và bằng 90,8% số vụ và 95% số bị cáo đã thụ lý cả năm 1996. Kết quả này cho thấy việc truy quét tội phạm ở nhiều địa phương được tiến hành khá tối. Tuy nhiên, có nơi như Quảng trị cửa khẩu với Lào là một nơi trung chuyển chất ma túy khá lớn lại chưa truy tố xét xử một vụ nào là điều chưa thực tế.

Các địa phương xét xử nhiều tội này nhất là : Hà nội xử 152/182 vụ với 227/264 bị cáo, trong đó tử hình 10 tên, tù chung thân 10 tên (riêng vụ Vũ Xuân Trường là 8 án tử hình và 8 án chung thân). Số án tử hình Hà nội đã xử bằng 142% số án tử hình cả nước năm 1996 (năm 1996 cả nước xét xử 7 án tử hình và 6 án tù chung thân tội này). án tù chung thân của tội này gần gấp 2 số lần của cả nước năm 1996. Đáng lưu ý, số phụ nữ phạm tội này khá đông 8 bị cáo (3 tử hình, 2 tù chung thân). Tỷ lệ án tù giam của Hà nội là 97,35% (năm 1996 của cả nước là 91,24%). Bên cạnh hình phạt chính rất nghiêm khắc, việc áp dụng hình phạt bổ sung cũng rất triệt để (tịch thu tài sản, tang vật, phương tiện phạm tội này)...

Thành phố Hồ Chí Minh, xét xử 51/67 vụ với 64/109 bị cáo, có 2 án tử hình đều là công dân nước ngoài. án tù giam là 87,5%.

Hà nội và thành phối Hồ Chí Minh là địa bàn tiêu thụ và trung chuyển số lớn chất ma túy từ các nơi đưa về với đa loại phương tiện. Vì thế hai thành phố lớn đã xét xử 12/16 án tử hình và 10/14 án tù chung thân về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép trên 200 kg Hê roin từ nước ngoài nhập lậu vào Việt nam. Các tỉnh biên giới Quảng ninh, Lai châu, Lạng sơn ...cũng là đầu mối quan trọng "xuất nhập" ma túy hê rôin (Quảng ninh xử 95/110 vụ, Lạng sơn 87/98 vụ, Lai châu 24/29 vụ, Sơn la 35/57 vụ..) các địa phương này xử 2 án tử hình, 2 án chung thân.

16 án tử hình, 14 án tù chung thân, 136 án tù tử trên 7 năm đến 20 năm là những hình phạt rất nghiêm khắc đối với tội phạm "ma túy". Cho hưởng án treo có 4,5% một tỷ lệ thấp nhất so với nhiều năm nay ở loại tội này. Tuy nhiên, có vụ xử tử hình sai quy định như ở Bắc giang.

Vấn đề đặt ra lúc này là phải xiết chặt sự kiểm soát các đối tượng "ma túy" thâm nhập qua các cửa khẩu, biên giới. Phải làm tốt hơn việc giám sát, phát hiện bọn buôn bán, tiêu thụ ma túy trong nội địa, chặt đứt đường giây maphia xuyên quốc gia của chúng. Sau nữa là tăng cường quản lý "nội trợ" ngăn chặn từ "bên trong" cơ quan Nhà nước, bọn thoái hóa, hám lợi "ém" trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, chỗ dựa và tiếp tay đắc lực cho các tuyến, các đường buôn lậu "ma túy" quốc tế.

Về tội tổ chức dùng chất ma túy.

Đã có 42/61 tỉnh thành có báo cáo các tòa đã thụ lý 820 vụ với 1.283 bị cáo, chuyên đứng ra tổ chức các điểm chích, hút hít các chất ma túy gồm Hêroin, thuốc phiện nhựa, thuốc nước...đầu độc hàng chục ngàn người đủ mọi lứa tuổi vào con đường lưu manh, nghiện ngập, phá sản, hủy hoại cuộc đời. Đáng chú ý số này có 42,7% ở độ tuổi thanh niên, có sức lao động đã và đang là đối tượng của nhiều tội phạm nguy hiểm (giết người trộm cướp, lừa đảo...) là nỗi bất hạnh của nhiều gia đình.

Đã đưa ra xét xử 697 vụ với 1.084 bị cáo bằng 70% số vụ và 78,5% số bị cáo đã xử của cả nước năm 1996. Trong đó, có hàng chục người là cán bộ công nhân viên, gần 10% là những kẻ đã có tiền án tiền sự. Loại tội phạm này xẩy ra nhiều ở các địa bàn miền núi, biên giới và thành phố lớn: Thái nguyên xử 88 vụ 133 bị cáo, Sơn la 92 vụ với 133 bị cáo, Quảng ninh 43 vụ với 85 bị cáo, Hà nội chiếm số vụ khá cao là 95 vụ với 178 bị cáo. Các nơi khác đều từ trên dưới 10 đến 20 vụ. Điều mà các cấp các ngành và toàn dân lo ngại là với mạng lưới tiêm chích xì ke ma túy giăng ra ở mọi nơi, mọi chỗ thì hậu quả là khôn lường. Chưa bao giờ người nghiện nhiều và lây lan đến cả trường Đại học, trường phổ thông như lúc này. Rất có khả năng đây là một mắt xích trong âm mưu phá hoại lực lượng lao động thế hệ tương lai của đất nước. Vì thế việc xét xử tội phạm này không thể nương nhẹ, nhưng giới hạn của pháp luật cao nhất cũng là 10 năm tù. Đáng tiếc nhiều nơi chưa nhận thức đầy đủ tác hại lâu dài, nhiều mặt của tội này đối với an ninh chính trị, kinh tế xã hội nên xử lý còn chừng mực.

Trong số 1.084 bị cáo đã xử, tuy án phạt tù giam là 92,8%, nhưng chủ yếu là án tù giam từ 3 - 4 năm, 1 số ít đến 5 - 6 năm chỉ có 3 trường hợp phạt đến mức cao là 10 năm. Nhiều trường hợp người tổ chức dùng chất ma túy lại là những người nghiện, sức khỏe tàn tạ, chủ chứa có gánh nặng gia đình, tài sản không đáng kể nên việc xử tù giam mức án cao rất khó thi hành, trong đó 1/2 là phụ nữ, số đông có con nhỏ, chồng con đều nghiện, quả là con số nan giải.

Ngăn chặn, đẩy lùi, xóa bỏ tệ nghiện hút, tiêm chích ma túy không phải giải quyết một sớm, một chiều, việc cai nghiện cũng không giản đơn. Số tái nghiện là phổ biến. Biện pháp hữu hiệu chỉ có thể là: phải triệt tận gốc và nghiêm trị kiên quyết bọn tàng trữ, vận chuyển, mua bán ma túy. Truy quét mạnh các băng ổ tiêm chích ma túy đồng thời với việc giáo dục sâu rộng trong nhân dân, thanh thiếu niên và đến từng gia đình tác hại chết người của tệ nạn ma túy đã và đang phá hoại cuộc sống của cả dân tộc.