Thực trạng tình hình trồng cây thuốc phiện và cây cần sa ở Việt Nam

09/08/2012 Lượt xem: 1807 In bài viết

I- Từ vụ mùa 1985 - 1986 trở về trước

Nhận định 1:


Từ 1987 về trước nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn có các chủ trương, luật pháp, biện pháp chưa nhất quán liên quan đến kiểm soát ma túy (khi thì nghiêm cấm, lúc được khuyến khích hoặc nới lỏng... Trong Hội đồng tương trợ kinh tế nước ta được phân công trồng cây thuốc phiện cung cấp làm nguyên liệu sản suất tân dược...). Do vậy đến vụ mùa 1985 - 1986 diện tích gieo trồng cây thuốc phiện và cây cần sa đã lên tới 19.055 ha (cây cần sa 5 ha, cây thuốc phiện 19.050 ha). Diện tích thu hoạch tới 16.876 ha (cây thuốc phiện 16.871 ha). Sản lượng thuốc phiện thu hoạch 53.883 kg, cần sa 10.470 kg. Các tỉnh Hà giang, Sơn la, Nghệ an, Yên bái, Lai châu, Cao bằng là 6 tỉnh trồng và thu hoạch vào loại cao nhất trong cả nước.

Tư tưởng chỉ dạo, các luật pháp chủ yếu trong kỳ.

* Dưới thời Nhà Nguyễn (Cảnh trị thứ ba năm 1665) đã ban hành Đạo luật cấm quan lại và dân chúng trồng, mua, bán thuốc phiện. Ai trồng phải triệt phá; người chứa giữ phải hủy bỏ, kẻ vi phạm phải bị sử lý.
* Khi thực dân Pháp đô hộ, để ru ngủ dân ta và buôn bán lấy lời, chúng khuyến khích dân ta trồng và sử dụng thuốc phiện.
* Ngay sau ngày cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước ta đã mở nhiều cuộc vận động nhân dân bỏ trồng cây thuốc phiện. Chính Bác Hồ trong bài "Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 3/9/1945" đã viết "Cuối cùng, tôi đề nghị tuyệt đối cấm hút thuốc phiện".
* Tháng 3 năm 1952, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 150/TTg ấn định chế độ tạm thời về thuốc phiện, quy định nghĩa vụ nộp thuế bằng 1/3 số nhựa thuốc phiện, số còn lại phải bán cho mậu dịch quốc doanh, đồng thời còn đề ra việc nghiêm cấm, tàng trữ, vận chuyển trái phép thuốc phiện
* Ngày 22/12/1952, Thủ tướng Chính phủ lại ban hành Nghị định số 225/TTg sửa đổi Nghị định số 150/TTg, trong đó hạ mức nộp thuế bằng hiện vật xuống 1/4 số nhựa thuốc phiện, khuyến khích bán số còn lại cho mậu dịch quốc doanh theo giá thỏa thuận, bổ sung các hình thức xử phạt ... liên quan.
* Ngày 15/9/1955 Thủ tướng Chính phủ lại ban hành Nghị định số 580/TTg bổ sung các Nghị định trên và quy định rõ các trường hợp vi phạm phải đưa ra toàn án xét xử.
* Những năm 70, nước ta tổ chức ra công ty biệt dược (Công ty một cây - cây thuốc phiện ) để đặt kế hoạch gieo trồng thuốc phiện ở một số nơi và thu mua nhựa cung cấp cho Hội đồng tương trợ kinh tế như đã nêu trên. Nhưng công tác quản lý yếu kém, có nhiều sơ hở, lợi bất cập hại nên đầu những năm 80 công ty này bị giải thể.

Diện tích, sản lượng vụ mùa 1985 - 1986.

- Diện tích gieo trồng cây thuốc phiện và cây cần sa cả nước lên tới 19.055 ha (cây thuốc phiện 19.050 ha, cây cần sa 5 ha). Cây cần sa trồng tại tỉnh An giang thuộc đồng bằng sông Cửu long. Cây thuốc phiện chủ yếu trồng ở 10 tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc (14.808 ha chiếm gần 78% diện tích gieo trồng cây thuốc phiện cả nước); vùng Khu Bốn cũ, hai tỉnh (4.242 ha chiếm 22%); vùng Tây nguyên 4 tỉnh (0,3 ha).

Với 19.050 ha cây thuốc phiện gieo trồng vụ 1985 - 1986 được sắp xếp theo thứ tự từ tỉnh trồng nhiều nhất đến ít nhất như sau:

 

tên tỉnh diện tích gieo trồng vụ
1985 - 1986 (ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng số 19.050 100,0
Hà giang 4.564 24.0
Sơn la 3.553 18,6
Nghệ an 3.328 17,5
Lai châu 2.121 11,1
Cao bằng 1.671 8,8
Yên bái 1.540 8,1
Thanh hóa 914 4,8
Lào cai 786 4,1
Hòa bình 354 1,8
Lạng sơn 108 0,6
Tuyên quang 105 0,5
Bắc thái 5,6 -
4 tỉnh Tây nguyên 0,3 -

Diện tích thu hoạch thuốc phiện và cần sa cả nớc lên tới 16.876 ha (cây thuốc phiện 16.871 ha, cây cần sa xấp xỉ 5 ha). Cây thuốc phiện chủ yếu thu hoạch ở 10 tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc (13.170 ha chiếm 78% diện tích thu hoạch cả nớc); hai tỉnh thuộc vùng khu Bốn cũ (3.706 ha chiếm 22%); vùng Tây nguyên thu hoạch không đáng kể (0,2ha).

Với 16.871 ha cây thuốc phiện thu hoạch vụ 85 - 86 sắp xếp theo thứ tự từ tỉnh thu hoạch nhiều nhất đến ít nhất như sau:

 

tên tỉnh diện tích thu hoạch vụ
1985 - 1986 (ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng số 16.871 100,0
Hà giang 4.500 26,7
Sơn la 3.355 19,9
Nghệ an 2.792 16,5
Lai châu 1.680 10,0
Yên bái 1.445 8,6
Cao bằng 1.162 6,9
Thanh hóa 914 5,4
Lào cai 680 4,0
Hòa bình 233 1,4
Lạng sơn 71 0,4
Tuyên quang 34 0,2
Bắc thái 5 -
4 tỉnh Tây nguyên không đáng kể -

- Sản lượng thu hoạch thuốc phiện là 53.883 kg và sản lượng thu hoạch cây cần sa 10.470 kg. Sản lượng thuốc phiện thu hoạch chủ yếu ở 10 tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc (40.855 kg chiếm gần 76% sản lợng cả nớc) và hai tỉnh thuộc vùng khu Bốn cũ (13.028 kg chiếm 24%). Vùng Tây nguyên thu hoạch không đáng kể dới 1 kg. Sản lợng cây cần sa tập trung thu hoạch ở tỉnh An giang 10.470 kg).

Với 53.883 kg thuốc phiện thu hoạch đợc kể theo thứ tự từ tỉnh thu hoạch nhiều nhất đến ít nhất nh sau:

 

tên tỉnh sản lợng thu hoạch vụ
1985 - 1986 (ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng số 53.883 100,0
Hà giang 9.402 17,4
Sơn la 9.205 17,1
Nghệ an 9.159 17,0
Yên bái 7.009 13,0
Lai châu 5.250 9,7
Cao bằng 4.843 9,0
Lào cai 4.080 7,6
Thanh hóa 3.869 7,2
Hòa bình 801 1,5
Lạng sơn 235 0,4
Tuyên quang 21 -
Bắc thái 8,5 -
4 tỉnh Tây nguyên 0,6 -

- Năng suất tính theo diện tích gieo trồng cây thuốc phiện cả nước 2,8 kg/1 ha. Nhưng năng suất tính theo diện tích thu hoạch cả nước 3,2 kg/1 ha. Trong đó có một số tỉnh năng suất thu hoạch trên 4 kg/1 ha (Thanh hóa và Cao bằng 4,2 kg/ha; Yên bái 4,9 kg/ha; Lào cai 6 kg/ha) một số tỉnh năng suất thu hoạch trên 3 kg nhưng dưới 4 kg/ha (Lai châu 3,1 kg/ha; Nghệ an và Lạng sơn 3,3 kg/ha; Hòa bình 3,4 kg/ha). Các tỉnh còn lại thấp hơn 3 kg/ha.

- Tỷ lệ giữa diện tích thu hoạch với diện tích gieo trồng cây thuốc phiện cả nước là 89% . Nguyên nhân của sự chênh lệch này trong vụ 85 - 86 chủ yếu là do thời tiết, mưa đá, sương muối, tự bỏ do du canh du cư. Trong đó có 4 tỉnh cao hơn 90% (Yên bái và Sơn la 94%; Hà giang 91%; Thanh hóa 100%). Có 4 tỉnh từ xấp xỉ 80% đến 90% (Lai châu gần 80%; Nghệ an 84%; Lào cai 87%; Bắc thái 89%). Các tỉnh còn lại tỷ lệ thấp hơn.

Do tỷ lệ giữa diện tích thu hoạch so với diện tích gieo trồng và năng suất thu hoạch của cây thuốc phiện giữa các tỉnh có khác nhau đã làm cho thứ tự từ cao đến thấp ở ba biểu so sánh trên (về diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch và sản lượng thu hoạch) đã có thay đổi. Tuy vậy ba tỉnh: Hà giang, Sơn la và Nghệ an vẫn là các tỉnh có thứ tự từ nhứ nhất đến thứ ba so với 16 tỉnh trồng cây thuốc phiện trong vụ mùa 85 - 86 cả ba mặt (diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch và sản lượng thu hoạch). Ba tỉnh Yên bái, Lai châu, Cao bằng vào loại tiếp theo và nói chung trồng và thu hoạch cũng khá lớn. Các tỉnh Hòa bình, Lạng sơn, Tuyên quang, Bắc thái và 4 tỉnh thuộc Tây nguyên vẫn giữ thứ tự từ thứ 9 đến thứ 16 cả ba mặt trên.

II- Từ vụ mùa 1986 - 1987 đến vụ 1991 - 1992

Nhận định 2:

Từ năm 1987 đến trước khi thực hiện CTQG - 06/CP (ngày 29/1/1993) Đảng và Nhà nước đã tiếp tục bổ sung, hình thành một khung pháp luật về ma túy. Đã tập trung hơn vào việc vận động nhân dân bỏ trồng cây thuốc phiện. Kết quả về diện tích và sản lượng cây thuốc phiện đã giảm bớt. Tuy nhiên mức độ chưa thật mạnh và thiếu đồng đều, một số địa phương vẫn tăng lên. Riêng cây cần sa tuy quy mô trồng nhỏ, lẻ tẻ nhưng đã tăng lên rất nhanh cả về diện tích và sản lượng (xem các chứng luận cụ thể dưới đây).

Tư tưởng chỉ đạo, các luật pháp chủ yếu trong kỳ

* Ngày 30/8/1987, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị số 13 CT-TW yêu cầu tổ chức vận động nhân dân không trồng cây thuốc phiện, không chích hút và ngăn chặn việc mua bán sản phẩm cây thuốc phiện.
* Ngày 28/12/1989, Quốc hội đã bổ sung sửa đổi Bộ Luật Hình sự, đã tách riêng điều 96a quy định về tội sản xuất, tàng trữ mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, với hình phạt cao nhất tới mức tử hình.
* Ngày 8/4/1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ra Chỉ thị 99/CTvề việc "vận động nhân dân không trồng cây anh túc (cây thuốc phiện ). Chỉ thị này cũng nghiêm cấm việc mua bán, chế biến, vận chuyển, tàng trữ và tổ chức tiêm chích, nghiện hút thuốc phiện. Chỉ thị yêu cầu các cấp, các ngành liên quan phối hợp chỉ đạo hướng dẫn thực hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
* Ngày 24/4/1991, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 141/HĐBT quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự (trong đó có điều khoản liên quan ma túy).
* Văn bản pháp luật cao nhất là Hiến pháp được Quốc hội nước ta thông qua tháng 6/1992 điều 61 đã ghi: "Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma túy khác".
* Ngoài ra còn rất nhiều văn bản khác của các Bộ, Ngành... chức năng đã ban hành để cụ thể hóa biện pháp thực hiện tốt các văn bản của Đảng và Nhà nước đã nêu trên.

Diện tích, sản lượng biến động trong kỳ

1- Vụ 1990 - 1991

1.1- Diện tích gieo trồng cây thuốc phiện , cần sa vụ mùa 90 - 91 là 16.313 ha, đã giảm 2.742 ha (14,4%) so với vụ 85 - 86 (diện tích cây cần sa 7,2 ha tăng 50% và cây thuốc phiện 16.306 ha giảm 2.744 ha (14,4%).

Việc tăng giảm diện tích gieo trồng không đều: Vùng Khu Bốn cũ vẫn trồng 4.220 ha chỉ giảm 0,5%; vùng núi phía Bắc còn trồng 12.086 ha, giảm 18,4%.

Trong vụ này một số tỉnh đã giảm đáng kể, đã làm ảnh hưởng lớn tới kết quả gieo trồng chung: Hà giang trồng 2.655 ha, giảm 1.909 ha(42%); Cao bằng trồng 803 ha, giảm 868 ha (52%); Lai châu trồng 1.632 ha, giảm 489 ha (23%). Một số tỉnh trồng nhiều lại giảm không đáng kể: Nghệ an trồng 3.306 giảm 22 ha.; Thanh hóa trồng 914 ha coi như không giảm. Một số tỉnh giảm với tỷ lệ cao nhưng trồng ít nên thực sự ảnh hưởng đến toàn quốc không đáng kể. Tuyên quang còn trồng 47 ha, giảm 58 ha (55%); Bắc thái còn trồng 34 ha giảm 2,2 ha (39%). Đáng lưu ý một số tỉnh gieo trồng lại tăng lên như : Sơn la trồng 4.133 ha, tăng 580 ha (16,3%); Yên bái trồng 1.553 ha tăng 7 ha (0,8%); Hòa bình trồng 377 ha tăng 23 ha (6,5%); Lạng sơn trồng 125 ha tăng 17 ha (15,7%). Vùng Tây nguyên đã bỏ trồng cây thuốc phiện.

1.2- Sản lượng thuốc phiện thu hoạch vụ mùa 90 - 91 là 48.567 kg, giảm 5.316 kg (giảm 10% so với vụ mùa 85 - 86). Sản lượng cần sa thu hoạch vụ mùa 90 - 91 là 21.060 kg tăng 10.590 kg, tăng 101%.

Việc tăng giảm sản lượng thu hoạch không đều: Vùng Khu Bốn cũ thu hoạch 13.645 kg thuốc phiện tăng 617 kg, tăng4,7% so với vụ 85 - 86. Vùng núi phía Bắc thu hoạch 34.922 kg, giảm 5.933 kg, giảm 14,5%.

Trong vụ này một số tỉnh đã giảm đáng kể, cả số lượng và tỷ lệ đã ảnh hưởng lớn đến sản lượng chung cả nước: Hà giang thu hoạch 5.173 kg, giảm 4229 kg, giảm 45%; Cao bằng thu hoạch 2225 kg, giảm 2618 kg, giảm 54%; Lai châu thu hoạch 4.068 kg, giảm 1.182 kg, giảm 23%. Một số tỉnh không trồng khá nhiều, nhưng giảm không đáng kể: Lào cai thu 3909 kg, giảm 4,2%; Thanh hóa thu hoạch 3.821 kg, giảm 1,2%. Một số tỉnh giảm với tỷ lệ khá cao nhưng số lượng thu hoạch ít nên ít ảnh hưởng tới sản lượng chung: Tuyên quang thu hoạch 6,2 kg, giảm 70%; Bắc thái thu hoạch 4,6% kg, giảm 46%. Đáng lưu ý một số tỉnh sản lượng thu hoạch vẫn giữ như mức cũ hoặc tăng lên: Hòa bình thu hoạch 810 kg như mức vụ 85 - 86; Yên bái thu hoạch 7.279 kg, tăng 4%; Lạng sơn thu 236 kg tăng 0,4%; Nghệ an thu hoạch 9.829 kg tăng 656 kg, tăng 7,3%; Sơn la thu hoạch 11.212 kg tăng 2.007 kg, tăng 22%.

2- Vụ 1991 - 1992

2.1 Diện tích gieo trồng cây thuốc phiện và cây cần sa vụ mùa 91 - 92 là 15.504 ha giảm 5% so với vụ mùa 90 - 91 (cây cần sa gieo trồng 8,3 ha tăng 15%, cây thuốc phiện gieo trồng 15.496 ha giảm 5%).

Việc tăng giảm diện tích gieo trồng không đều: vùng Khu Bốn cũ trồng 4.285 ha, tăng 1,5%; vùng núi phía Bắc trồng 11.211 ha giảm 7% so với vụ 90 - 91.

Trong vụ này một số tỉnh đã giảm đáng kể, cả số lượng và tỷ lệ, có ảnh hưởng đáng kể đến cả nước: Hà giang trồng 2.108 ha, giảm 21%; Lai châu trồng 1151 ha giảm 29,5%; một số tỉnh giảm ít như: Lạng sơn trồng 125 ha giảm 0,4%; Yên bái trồng 1.540 ha giảm 0,8%. Đáng lưu ý một số tỉnh đã tăng lên: Nghệ an trồng 3.370 ha tăng 2%; Cao bằng trồng 857 ha tăng 6,75%; Lào cai trồng 801 ha tăng 5,7%; Sơn la trồng 4.186 ha tăng 1,3%; Hòa bình trồng 389 ha tăng 3%; Thanh hóa trồng 915 ha tăng 0,1%; Bắc thái trồng 3,6 ha tăng 5,8%; Tuyên quang trồng 50 ha tăng 6,6%.

2.2- Sản lượng thuốc phiện thu hoạch vụ mùa 91 - 92 là 43.230 kg giảm 11% so với vụ mùa 90 - 91. Cần sa thu hoạch 24.829 kg tăng 17,8%.

Việc tăng giảm về sản lượng thu hoạch không đều, vùng núi phía Bắc thu hoạch 29.690 kg, giảm 5.332 kg, giảm 15,3%; vùng Khu Bốn cũ thu hoạch 13.540 kg, giảm 105 kg, giảm 0,8%.

Trong vụ này một số tỉnh giảm mạnh cả số lượng và tỉ lệ, đã có ảnh hưởng lớn đến kết quả chug; Hà giang thu hoạch 2.521 kg, giảm 2.652 kg;giảm 51%; Lai châu thu hoạch 2.873 kg giảm 1.195 kg, giảm 29%; Cao bằng thu hoạch 465 kg giảm 1.760 kg, giảm 79%. Một số tỉnh chỉ giảm ít về số lượng nên không có ảnh hưởng nhiều đến sản lượng chung: Tuyên quang thu hoạch chỉ 5 kg giảm 17%; Lạng sơn thu hoạch 222 kg giảm 6%; Thanh hóa thu hoạch 3.618 kg giảm 5%. Đáng lưu ý một số tỉnh thu hoạch vẫn tăng lên: Lào cai thu hoạch 4101 kg tăng 5%; Bắc thái thu hoạch 7,8 kg tăng 6,9%; Yên bái thu hoạch 7.290 kg tăng 0,2%. Sơn la thu hoạch 11.237 kg tăng 0,2%; Hòa bình thu hoạch 969 kg tăng 10%; Nghệ an thu hoạch 9.922 kg tăng 1%.

2.3- Diện tích, năng suất, sản lượng vụ 91 - 92 so với vụ mùa 85 - 86.

Vụ mùa 91 - 92 là vụ mùa cuối cùng của giai đoạn phấn đấu từ 85 - 86 (qua 6 năm phấn đấu, 7 vụ thu hoạch) là vụ mùa ngay trước khi thực hiện CTQG - 06/CP do đó cần đưa ra các số liệu kỹ lưỡng hơn nữa để thấy rõ hơn tiến bộ qua 6 năm phấn đấu và làm cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện CTQG - 06/CP trong giai đoạn tới.

Nhận định 3:

Qua 7 vụ (từ 85 - 86 đến 91 - 92), diện tích trồng cần sa ở nước ta nhỏ, không đáng kể nên đã tập trung chủ yếu vào việc giải quyết vấn đề cây thuốc phiện. Từ đó cây cần sa diện tích gieo trồng, thu hoạch và sản lượng cần sa thu hoạch đã tăng lên khá nhanh; đã vận đồng nhân dân giảm trồng cây thuốc phiện và chỉ đạo cuộc vận động này rộng hơn giai đoạn trước nên kết quả cả ba mặt diện tích gieo trồng, thu hoạch và sản lượng thu hoạch thuốc phiện đã giảm. Song chưa tập trung cao trong tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nên kết quả chưa đều, và cuối cùng đến vụ mùa 90 - 91 cây thuốc phiện vẫn còn trồng tới 15.496 ha, giảm được 19% so với vụ mùa 85 - 86; vẫn còn thu hoạch 12.202 ha, giảm được 28% so với vụ 85 - 86 và thu hoạch 43.230 kg thuốc phiện giảm 20% so với vụ 85 - 86. Đến vụ 91 - 92 các tỉnh Sơn la, Nghệ an, Hà giang, Yên bái, Lai châu, Thanh hóa, Cao bằng, Lào cai là các tỉnh trồng cây thuốc phiện còn nhiều, là đối tượng chủ yếu để chỉ đạo việc xóa bỏ cây thuốc phiện theo CTQG - 06/CP.

Dưới đây là những luận chứng cụ thể:

a/ Diện tích gieo trồng cây thuốc phiện và cây cần sa cả nước vụ 91 - 92 đã giảm 3551 ha (18,6%) so với vụ mùa 85 - 86. Nhưng diện tích cây cần sa đã tăng 3,5 ha (73%). Cây thuốc phiện đến vụ này, vùng Tây nguyên gieo trồng, thu hoạch không đáng kể, vẫn chủ yếu tập trung vào 10 tỉnh miền núi phía Bắc (chiếm 72% diện tích cả nước) và hai tỉnh vùng khu Bốn cũ (chiếm 28%). Vùng núi phía Bắc đã giảm 24%, nhưng vùng khu Bốn cũ lại tăng 1%, cả nước giảm 3554 ha (19%).

Với 15.496 ha cây thuốc phiện được gieo trồng trong vụ mùa 91 - 92 được kể theo thứ tự từ tỉnh trồng nhiều nhất đến ít nhất, kèm theo mức
độ tăng giảm như sau:

 

tên tỉnh diện tích gieo trồng vụ
1991 - 1992 (ha)
Tăng giảm so với 85 - 86
+ Tăng - Giảm
    Số lợng (ha) %
Tổng số 15496 - 3554 - 19
Sơn la 4186 +633 +18
Nghệ an 3370 +42 +1
Hà giang 2108 -2456 - 54
Yên bái 1540 - -
Lai châu 1151 -970 -46
Thanh hóa 915 - -
Cao bằng 857 -814 -49
Lào cai 801 +15 +2
Hòa bình 389 +35 +10
Lạng sơn 125 +17 +16
Tuyên quang 50 -54 -54
Bắc thái 4 -2 -4
4 tỉnh Tây nguyên không đáng kể - -

b/ Diện tích thu hoạch cây thuốc phiện và cây cần sa cả nớc vụ 91 - 92 đã giảm 4666 ha, giảm 28% so với vụ 85 - 86 (cây thuốc phiện thu hoạch đã giảm 4669 ha, giảm 28%; cây cần sa thu hoạch tăng 3 ha, tăng 66%). Đến giai đoạn này riêng về cây thuốc phiện tập trung thu hoạch vào 10 tỉnh miền núi phía Bắc với 8397 ha, chiếm 69% so với cả nớc, giảm 4774 ha, giảm 36% và hai tỉnh vùng khu Bốn cũ với 3811 ha, chiếm 31%, tăng 105 ha, tăng 3%.

Với 12.203 ha thuốc phiện thu hoạch vụ 91-92 đợc kể theo thứ tự từ tỉnh thu hoạch nhiều nhất đến ít hơn, kèm theo mức độ tăng giảm nh sau:

 

tên tỉnh diện tích thu hoạch vụ
1991 - 1992 (ha)
Tăng giảm so với vụ 85 - 86
+ Tăng - Giảm
    Số lợng (ha) %
Tổng số 12202 -4669 -28
Sơn la 3943 +588 +18
Nghệan 2896 +105 +3
Yên bái 1464 +19 +1
Lai châu 1006 -674 -40
Thanh hóa 915 - -
Hà giang 863 -3637 -81
Lào cai 571 -109 -62
Hòa bình 277 +44 +19
Cao bằng 195 -967 -83
Lạng sơn 67 -4 -6
Bắc thái 4 -2 -31
Tuyên quang 2 -32 - 94
4 tỉnh Tây nguyên không đáng kể    

c/ Sản lợng thuốc phiện thu hoạch vụ mùa 91 - 92 là 43.230 kg, giảm 10.653 kg, giảm 20% so với vụ mùa 85 - 86 (đến giai đoạn này cũng chủ yếu thu hoạch ở 10 tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc, 29690 kg, chiếm 69% so với cả nớc, giảm 6881 kg, giảm 27% và hai tỉnh thuộc Khu Bốn cũ 13.540 kg chiếm 31%, tăng 512 kg, tăng 4%; vùng Tây nguyên coi nh không thu hoạch. Sản lợng cây cần sa vụ mùa 91 - 92 thu hoạch 24.829 kg tăng 14.359 kg tăng 137% so với vụ mùa 85 - 86. Do sản lợng cần sa tăng nhiều nên sản lợng cả cần sa và thuốc phiện tới 68.059 kg tăng 3.706 kg, tăng 6% so với vụ 85 - 86. Tuy vậy, thực chất về giá trị so với vụ 85 - 86 sản lợng vẫn giảm vì chất lợng 1 kg thuốc phiện cao hơn nhiều so với 1kg cần sa.

- Về sản lợng thuốc phiện trong vụ mùa 91 - 92 so với 85 - 86 dã có một số tỉnh giảm đáng kể đã làm ảnh hởng đến cả nớc. Tuy nhiên vẫn còn một số tỉnh lại tăng lên. Kết quả cuối cùng: sản lợng thuốc phiện thu hoạch đợc phân theo từ tỉnh nhiều nhất đến ít hơn, kèm mức tăng giảm cụ thể so với vụ 85 - 86 nh sau:

tên tỉnh sản lợng thu hoạch vụ
1991 - 1992 (kg)
Tăng giảm so với vụ 85 - 86
+ Tăng - Giảm
    Số lợng (kg) %
Tổng số 43230 -10653 -20
Sơn la 11237 +2032 +22
Nghệ an 9922 +763 +8
Yên bái 7289 +280 +4
Lào cai 4101 +21 +0,5
Thanh hóa 3618 -251 -6
Lai châu 2873 -2377 -45
Hà giang 2521 -6881 -73
Hòa bình 969 +168 +12
Cao bằng 465 -4378 -90
Lạng sơn 222 -10 -6
Bắc thái 8 -1 -10
Tuyên quang 5 -16 -76
4 tỉnh Tây nguyên không đáng kể    

d/ Năng suất tính theo diện tích gieo trồng cây thuốc phiện cả nớc vụ mùa 91 - 92 là 2,8 kg/ha bằng năng suất vụ 85 - 86. Năng suất tính theo diện tích thu hoạch là 3,5 kg/ha cao hơn vụ 85 - 86, mỗi ha khoảng 0,3 kg. Trong đó có ba tỉnh năng suất thu hoạch đạt từ 4 kg/ha trở lên (Thanh hóa 4 kg/ha; Yên bái 5kg/ha; Lào cai 72 kg/ha). Ba tỉnh đạt từ 3 kg tới dới 4 kg (Lạng sơn 3,3 kg; Nghệ an 3,4 kg; Hòa bình 3,5 kg). Còn lại các tỉnh khác đạt dới 3 kg/ha. Năng suất thu hoạch cây cần sa vụ 85 - 86 là 2228 kg/ha, năng suất thu hoạch cây cần sa 91 - 92 là 3183 kg/ha (tăng 955 kg/ha, tăng 43% so với vụ 85 - 86).

e/ Tỷ lệ giữa diện tích thu hoạch so với diện tích gieo trồng cả nước vụ 91 - 92 về cây thuốc phiện là 79% (vụ 85 - 86 là 89%), nguyên nhân cơ bản do kết quả vận động đồng bào phá nhổ cây thuốc phiện trong vụ 91 - 92 đã bứơc đầu có kết quả, còn vụ mùa 85 - 86 yếu tố này gần như không có. Trong đó vụ 91 - 92 đã có 5 tỉnh tỷ lệ này vẫn cao từ 86% trở lên (Nghệ an 86%, Sơn la 94%, Yên bái 95%, Bắc thái và Thanh hóa coi như 100% - ở các tỉnh này kết quả triệt phá sau khi đã gieo trồng yếu hơn nhiều so với các tỉnh còn lại). Ba tỉnh đạt từ 71 - 75 (Lào cai, Hòa bình 71%; Lai châu 75%) còn lại 4 tỉnh khác tỷ lệ này khá thấp (Tuyên quang 4%, Cao bằng 23%, Hà giang 41%, Lạng sơn 54%).

Do mức độ triệt phá không đồng đều và có sự khác nhau về năng suất hu hoạch nên thứ tự tính từ cao đến thấp của ba mặt (diện tích gieo trồng, thu hoạch và sản lượng thu hoạch trong vụ mùa 91 - 92) đã có thay đổi (xem ba biểu thống kê trên). Tuy vậy hai tỉnh (Sơn la, Nghệ an) vẫn giữ ở vị trí thứ nhất, thứ hai cả ba mặt đã nói trên. Các tỉnh Tuyên quang, Bắc thái, Lạng sơn cả 3 mặt trên đều ở thứ tự cuối. Nhìn nhận từ số lượng cả ba mặt đó chúng ta thấy cuộc vận động thực hiện theo CTQG - 06/CP cần tập trung nhiều hơn vào các tỉnh sau: Sơn la, Nghệ an, Yên bái, Lào cai, Lai châu, Hà giang, Hòa bình và Cao bằng, trong đó cần chú ý nhất đến Sơn la, Nghệ an, Yên bái, Lào cai, Thanh hóa, Lai châu và Hà giang.

III- Thời kỳ thực hiện giai đoạn I của Chương trình quốc gia 06/CP từ vụ mùa 92 - 93 đến vụ mùa 95 - 96

A. Tinh thần cơ bản của CTQG - 06/CP liên quan đến việc giải quyết vấn đề cây thuốc phiện và cây cần sa

* Phá bỏ loại trừ triệt để cây thuốc phiện khỏi cuộc sống kinh tế xã hội vùng cao miền núi.
* Tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất thay thế cây trồng vật nuôi. Tìm những yếu tố động lực thúc đẩy kinh tế vùng và tiểu vùng (giao thông, khoa học, kỹ thuật, mở rộng dịch vụ tư vấn đầu tư...) nhằm đưa kinh tế miền núi từng bước sản xuất hàng hóa đa dạng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động.
* Trong những năm đầu chuyển hướng sản xuất, nếu thu nhập của dân sút kém quá mức thì Nhà nước trợ giúp để bảo đảm đời sống của đồng bào; thực hiện những chính sách cụ thể... để giúp đồng bào có điều kiện chuyển hướng sản xuất.
* Kiểm soát nghiêm ngặt việc vận chuyển lưu thông các loại ma túy trên toàn lãnh thổ... đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống mọi hành vi sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán và nghiện hút các chất ma túy.
* Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm soát ma túy trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc phù hợp với pháp luật của nuớc ta và công ước quốc tế về ma túy của Liên hợp quốc.
* Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân về ý thức trách nhiệm thực hiện CTQG - 06/CP
* Phân công trách nhệm rõ ràng, đồng bộ liên đới về tổ chức chỉ đạo, thực hiện CTQG - 06/CP từ Trung ương tới địa phương trong đó đã chỉ rõ trách nhiệm của các Bộ, Ngành ở Trung ương và UBND các cấp. Đồng thời đã có kế hoạch phối hợp hoạt động của các tổ chức đoàn thể... trong việc triển khai vận động nhân dân thực hiện tốt CTQG - 06/CP.

B- Một vài khó khăn cần lưu ý trước khi thực hiện CTQG - 06/CP

Trước khi thực hiện CTQG - 06/CP, việc trồng cây thuốc phiện, cây cần sa chỉ do cá thể đảm nhiệm và ngoài những đặc điểm phức tạp như phần thứ nhất đã nếu, chúng tôi thấy còn một vài khó khăn cần lưu ý sau:

1- Diện tích còn trải ra trên địa bàn khá rộng, phân tán và do từng lao động đảm nhiệm. Do đó cuộc vận động phải thống nhất từ Trung ương tới địa phương, phải chú ý đến vai trò chủ hộ, già làng, trưởng họ và mọi người dân bản trồng và sử dụng thuốc phiện. Do đó đây là cuộc cách mạng với cả hai tính chất: Pháp luật và quần chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Có 4/7 vùng trồng cây thuốc phiện và cây cần sa (chiếm 57% số vùng trên cả nước). Đó là vùng núi phía Bắc, vùng khu Bốn cũ, vùng Tây nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu long. Như vậy chỉ còn ba vùng (đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ) không trồng cây thuốc phiện.

- Có 17/53 tỉnh, thành, chiếm 32% số tỉnh thành trong cả nước đã trồng cây thuốc phiện và cây cần sa (đó là tính theo số tỉnh, thành lúc đó bắt đầu thực hiện CTQG - 06/CP, hiện nay cả nước đã có 61 tỉnh thành). Riêng vùng núi và trung du Bắc bộ có 10/13 tỉnh chiếm 77% (Hà giang, Cao bằng, Lai châu, Lào cai, Tuyên quang, Lạng sơn, Bắc thái, Yên bái, Sơn la, Hòa bình); như vậy chỉ còn ba tỉnh của vùng này không trồng cây thuốc phiện (Quảng ninh, Vĩnh phú, Hà bắc). Vùng khu Bốn cũ có 2/6 tỉnh (Thanh hóa, Nghệ an) chiếm 33%, vùng Tây nguyên tuy trồng ít, nhưng vẫn phải vận động cả 4/4 tỉnh (Gia lai, Kontum, Đắc lắk và Lâm đồng). Vùng đồng bằng sông Cửu long có 1/14 tỉnh (An giang) trồng cây cần sa.

- Có 81 huyện chiếm 14,5% tổng số huyện cả nước và 47% của 17 tỉnh đã trồng cây thuốc phiện và cây cần sa.

- 835 xã chiếm 8,3% tổng số xã trong cả nước và 25,1% số xã của 17 tỉnh. Tỉnh có nhiều xã trồng cây thuốc phiện, cây cần sa nhất là Sơn la (174 xã chiếm 96% số xã của tỉnh đó và 21% tổng số xã trồng cây thuốc phiện và cây cần sa cả nước). Tiếp đó là Cao bằng 146 xã (70% và 17,5%). Hà giang 121 xã (73% và 14,5%). Lào cai 104 xã (64,6% và 12,5%). Lai châu 94 xã (68% và 11,3%). An giang 59 xã (50% và 7%) Yên bái 34 xã (21,4% và 4%). Nghệ an 24 xã (5,7% và 2,9%).

- Có 1452 thôn, bản... trồng, chiếm 16% tổng số thôn của các xã có trồng cây thuốc phiện và cây cần sa. Tỉnh có nhiều thôn bản nhất đã trồng là Cao bằng 241 thôn, bản chiếm 16,6% tổng số thôn đã trồng trong cả nước. Tiếp đến là Lai châu 223 thôn bản (15,4%); Sơn la 203 thôg bản 14%); Lào cai 183 thôn bản (12,6%); Hà giang 178 thôn bản (12,3%). Nghệ an 136 thôn bản (9,4%). An giang 104 thôn bản (7,2%); Yên bái 91 thôn bản (6,3%).

- Có 18.373 hộ trồng cây thuốc phiện và cây cần sa. Tỉnh có nhiều hộ trồng nhất là Lai châu 3728 hộ ciếm 20,3% tổng số hộ đã trồng cả nước. Tiếp đến là Nghệ an 3674 hộ (20%). Yên bái 2816 hộ (15,3%); Lào cai 2560 hộ (13,9%); Sơn la 2440 hộ (13,3%); Cao bằng 1007 hộ (5,5%); Hà giang 959 hộ (5,2%).

- Có trên 123.000 người tham gia trực tiếp trồng cây thuốc phiện và cây cần sa. Nơi có nhiều người trồng nhất là Nghệ an với 28.400 người, chiếm 23% so với tổng số người trồng cả nước. Tiếp đó là Lai châu 26.100 người (21%); Yên bái 18.300 người (14,9%). Lào cai 16.600 người (21%); Sơn la 16.200 người (13%); Cao bằng 5.600 người (4,5%). Hà giang 5.400 người (4,4%). Thanh hóa 4.800 người (3,9%). An giang 1000 người (0,8%).. Việc trồng cây thuốc phiện khác hẳn với việc trồng các loại cây khác ở chỗ: các loại cây khác nói chung thì hộ gia đình là đơn vị quản lý từ gieo trồng chăm sóc đến thu hoạch và sử dụng. Nhưng cây thuốc phiện lại có sự khác biệt rất rõ là: có thể hộ là đơn vị quản lý.. và có thể (đó lại là trường hợp khá phổ biến) do từng người trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, quản lý sử dụng... theo quyền độc lập của mình. Do đó việc vận động dân bỏ trồng, triệt phá cây thuốc phiện không thể chỉ triển khai, kiểm tra, vận động... tới tỉnh, huyện, xã, thôn bản, hộ... mà nhất thiết phải tới người trồng... tới chủ hộ, trưởng tộc, già làng... người có ảnh hưởng đến thực hiện chủ trương đó.

2- Cây cần sa chủ yếu do ngừơi Kinh trồng ở một số thị trấn, thị xã, trên các mảnh đất bằng phẳng. Cây thuốc phiện chủ yếu do đồng bào H'Mông và một số dân tộc khác như: Tày, Nùng, Dao, Thái,... trồng tại các mảnh đất đồi núi, trong đó nhiều diện tích được trồng lấn sâu vào các nơi xa xôi, hẻo lánh... Do đó ngoài khó khăn nan giải đã nêu ở mục 1 - chúng ta thấy còn những phức tạp khác nữa là: vận động quần chúng phải đi sâu vào đặc điểm của nhều dân tộc và việc kiểm tra, kiểm soát, thóng kê về diện tích, năng suất, sản lượng... rất khó khăn, dễ bị bỏ sót tại các vị trí vô tình hoặc quá lấn sâu vào các vùng xa, đặc biệt ở ranh giới của các xã, huyện, tỉnh hoặc biên giới với nước bạn (xem những chứng luận cụ thể dưới đây).

* Với 59 xã, thị trấn trồng cây cần sa đã có 54 xã, thị trấn... người kinh và 5 xã người Khơme, trong đó thị xã Long xuyên; ba thị trấn (An phú, Nhà bằng, Chợ Vàm) cũng đã trồng cây cần sa.
* Theo phát hiện, người ta đã thấy trong thực tế cây cần sa còn được trồng ở các nơi tưởng là vô tình như công viên, đất công khác. Vùng sát biên giới Mường Lay tỉnh Lai châu đồng bào du canh trồng cây thuốc phiện cả ở đất bạn Lào; tỉnh Quảng nam Đà nẵng còn cho biết cây thuốc phiện có ở tỉnh từ 1980, gần đây lại trồng ở hai xã Tr'hy và A xam và chính vụ mùa 94 - 95 đã trồng 1,5 ha tại huyện Hiên... Như vậy các trường hợp trên đều bị bỏ sót trong kiểm soát và đánh gía số liệu đó cũng là thực tế rất khó khăn mà ta chưa khắc phục được.
* Theo số liệu tổng hợp được ở 365 xã trồng cây thuốc phiện (tổng số xã trồng còn lớn hơn) ta thấy số xã là đồng bào H'mông trồng chiếm gần một nửa số xã điều tra. Tiếp đó là đồng bào Tày 11%; Nùng 10%, Dao 9%, Thái 8%, Mường 3%, Kinh 2%, các dân tộc còn lại khác (như Khơ mú, Hoa..) 7%.

c-Kết quả phấn đấu vụ mùa đầu tiên thực hiện CTQG-06/CP (vụ 92 - 93)

Nhận định 4:

Vụ mùa 1992 - 1993 là vụ mùa đã gieo trồng trước khi có CTQG - 06/CP, nhưng triệt phá và thu hoạch trong thời kỳ vừa mới triển khai CTQG - 06/CP. Do đó vụ này đã chịu cả hai ảnh hưởng của xu hướng giảm trồng cả thời kỳ từ vụ 85 - 86 đến vụ 91 - 92 và khí thế ra quân mạnh mẽ ngay từ bắt đầu triển khai CTQG - 06/CP. Kết quả là: Diện tích gieo trồng cây cần sa 8,8 ha tăng 6% so với vụ 91 - 92; diện tích thu hoạch 8,4 ha tăng 11% ; sản lượng thu hoạch 24.030 kg giảm 3%. Cây thuốc phiện gieo trồng 12.788 ha giảm 17% so với vụ 91 - 92; diện tích thu hoạch 4.500 ha (chỉ bằng 35% so với diện tích gieo trồng, kết quả này do tác động triệt phá diện tích, không thu hoạch của CTQG - 06/CP ), giảm 63% và sản lượng thu hoạch 15.588 kg giảm 64%. Như vậy ảnh hưởng của xu hướng tăng lên của cây cần sa vẫn đang tiếp diễn. Nhưng ảnh hưởng của cuộc ra quân tập trung vận động nhân dân phá nhổ cây thuốc phiện của CTQG - 06/CP đã đánh dấu bước thắng lợi đầu tiên rất đáng cổ vũ (xem các chứng luận cụ thể dưới đây).

Diện tích, sản lượng vụ mùa 92 - 93

* Diện tích gieo trồng cây thuốc phiện ở vùng núi phía Bắc vụ mùa 92 - 93 là 8.647 ha giảm 23% so với vụ 91 - 92; diện tích thu hoạch 1467 (bằng 17% diện tích gieo trồng), giảm 83%; sản lượng thu hoạch 5035 kg, giảm 83%. Vùng khu Bốn cũ diện tích gieo trồng 4140 ha giảm 3%. Diện tích thu hoạch 3033 ha (bằng 73% diện tích gieo trồng) giảm 20%; sản lượng thu hoạch 10.555 kg giảm 22%. Như vậy vùng núi phía Bắc có chuyển biến tốt hơn vùng khu Bốn cũ, trong đó tỷ lệ phá nhổ cao hơn nhiều so với vùng khu Bốn cũ.
* Xu hướng và kết quả chuyển biến đối với các tỉnh về gieo trồng cây thuốc phiện không đồng đều. Có ba tỉnh vụ 92 - 93 trồng nhiều hơn vụ 91 - 92 (Thanh hóa, Hòa bình và Bắc thái). Ba tỉnh đã giảm đáng kể cả số lượng và tỷ lệ (Hà giang, Yên bái, Cao bằng). Các tỉnh còn lại giảm bình thường..
* Xu hướng và kết quả chuyển biến về diện tích thu hoạch cây thuốc phiện vừa không đồng đều và đã có biến động khác với xu hướng gieo trồng trên (do kết quả phá nhổ khác nhau). Đã có hai tỉnh diện tích thu hoạch (vụ 92 - 93 tăng lên chút ít so với vụ 91 - 92 (Nghệ an, Bắc thái), có 6 tỉnh giảm mạnh cả về số lượng và tỷ lệ đã ảnh hưởng lớn đến kết quả chung (Sơn la, Yên bái, Thanh hóa, Lai châu, Hà giang, Lào cai) và 4 tỉnh tuy tỷ lệ giảm đáng kể song số lượng giảm ít nên ảnh hưởng không lớn đến kết quả chung (Hòa bình, Cao bằng, Lạng sơn, Tuyên quang).

Dưới đây là số liệu của vụ mùa 92 - 93 để làm sáng tỏ và cụ thể hơn cho các nhận xét vừa nêu trên (Bảng số liệu này được kể theo thứ tự từ tỉnh còn diện tích thu hoạch lớn nhất đến ít nhất.)

 

tên tỉnh diện tích thu hoạch diện tích gieo trồng % so sánh
  (ha) (%) ha % 1 2 3
Tổng số 4500 100 12788 100 35 37 83
Nghệ an 2901 64,0 3183 25 90 100,2 94
Sơn la 457 10,0 3813 30 12 16 91
Yên bái 361 8,0 798 6 46 31 52
Lai châu 228 5,0 899 7 25 23 78
Hà giang 156 3,5 1447 11 11 18 69
Thanh hóa 133 3,0 957 8 14 15 105
Lào cai 116 2,6 779 6 15 20 97
Cao bằng 92 2 364 3 25 47 42
Lạng sơn 44 1 94 nhỏ 47 66 75
Bắc thái 8 nhỏ 8 100 200 200
Hòa bình 3 405 3 1 1 104
Tuyên quang 1 <1% 41 nhỏ bé 2 50 82
4 tỉnh Tây nguyên không còn trồng nữa    
  1. Tỷ lệ % giữa diện tích thu hoạch so với diện tích gieo trồng.

  2. Tỷ lệ % so sánh giữa diện tích thu hoạch vụ 92 - 93 so với 91 - 92.

  3. Tỷ lệ % so sánh giữa diện tích gieo trồng vụ 92 - 93 so với 91 - 92.

  • Năng suất thu hoạch vụ mùa 92 - 93 bằng vụ mùa 91 - 92 (3,5 kg/ha). Trong đó một số tỉnh đạt trên 3 kg/ha là (Lào cai 6,4 kg/ha; Yên bái 4,4 kg/ha; Thanh hóa 3,9 kg/ha; Nghệ an 3,5 kg/ha; Lạng sơn 3,5 kg/ha; Lai châu 3,2 kg/ha; Hà giang 3,1 kg/ha); các tỉnh khác dới 3 kg/ha.

Do diện tích, năng suất các tỉnh biến động (tăng, giảm) khác nhau dẫn đến kết quả cuối cùng sản lợng thuốc phiện thu hoạch vụ mùa 92 - 93 đã có xu hớng sau: cả nớc giảm sút khá mạnh so với vụ 91 - 92. Tuy nhiên mức độ tăng, giảm không đều giữa các tỉnh: Bắc thái và Nghệ an tăng lên chút ít; 7 tỉnh giảm sút mạnh cả số lợng và tỷ lệ đã có ảnh hởng lớn đến mức giảm chung (Sơn la, Lào cai, Lai châu, Hà giang,

  • Yên bái, Thanh hóa, Hòa bình). Còn lại 3 tỉnh vì số lợng giảm ít nên dù tỷ lệ giảm khá nhng vẫn ít ảnh hởng đến mức giảm chung.

Dới đây là sản lợng thuốc phiện thu hoạch vụ mùa 92 - 93 đợc kể theo thứ tự từ cao đến thấp với các tỷ lệ tăng giảm cụ thể như sau:

tên tỉnh Số lợng thuốc phiện vụ
92 - 93
Tăng (+) và giảm (-) vụ 92-93 so với vụ 91-92
  (kg) % kg %
Tổng số 15.588 100 -27.642 -64
Nghệ an 10036 64 +114 +1
Yên bái 1595 10 -5694 -78
Sơn la 1143 7 -10094 -90
Lào cai 741 5 -3360 -82
Lai châu 736 5 -2137 -74
Thanh hóa 736 5 -3101 -86
Hà giang 485 3 -2036 -81
Cao bằng 162 1 -303 -65
Lạng sơn 156 1 -66 -30
Bắc thái 15 quá +7 +88
Tuyên quang 2 nhỏ -3 -60
Hòa bình - -969 -100
4 tỉnh Tây nguyên - quá nhỏ bé -100

Qua hai biểu số liệu trên ta thấy: đến vụ mùa 92 - 93 thực chất chỉ còn có ba tỉnh: Nghệ an, Yên bái và Sơn la đã chiếm 81% sản lợng, 82% diện tích thu hoạch và 61% diện tích gieo trồng cây thuốc phiện toàn quốc. Sự chuyển biến của ba tỉnh này trong các vụ tới sẽ có ảnh hởng lớn đến kết quả chung.

D- Kết quả phấn đấu các vụ mùa từ 93 - 94 đến hết giai đoạn I của CTQG - 06/CP và nhận định tổng quát cả giai đoạn

Nhận định 5:

Từ ngày đất nớc ta đã giành độc lập, Đảng và Nhà nước luôn luôn giáo dục, vận động, thuyết phục nhân dân bỏ trồng cây thuốc phiện ... nhng cha lần nào sức mạnh tổng hợp trong mọi khâu tổ chức chỉ đạo, sự hởng ứng của nhân dân mạnh và có hiệu quả cao nh lần này.

Do đó chỉ sau 4 vụ thực hiện CTQG - 06/CP (đến vụ 95 - 96, hết giai đoạn I) chúng ta đã giành đợc thắng lợi to lớn, khá căn bản, đáng cổ vũ, cụ thể th sau: cây cần sa coi nh đợc xóa bỏ, cây thuốc phiện chỉ còn thu hoạch 1.743 ha, giảm 13.753 ha (89%) so với vụ 91 - 92 và giảm 17.307 ha (91%) so với vụ mùa 85 - 86. Trong đó chỉ còn Nghệ an thu hoạch tới 1.500 ha; 5 tỉnh thu hoạch từ 3 ha đến 133 ha (Sơn la 133 ha, Lào cai 69 ha, Lai châu 31,5 ha; Lạng sơn 5,9 ha; Thanh hóa 3 ha); còn lại 10 tỉnh khác coi nh đã triệt phá đợc cây thuốc phiện (Cao bằng, Hà giang, Hòa bình, Yên bái, Tuyên quang, Bắc thái và 4 tỉnh thuộc vùng Tây nguyên.)

Từ sức mạnh tổng hợp trong mọi khâu tổ chức chỉ đạo và sự hởng ứng mạnh mẽ của nhân dân (sẽ đợc nêu rõ hơn ở phần thứ ba sau đâu). Do đó chúng ta đã giành đợc kết quả to lớn thể hiện qua số liệu cụ thể dới đây:

Diện tích gieo trồng vụ 93 - 94 chia theo vùng

 

  Diện tích gieo trồng vụ 93 - 94 Tăng (+), giảm (-) vụ 93 - 94 so với
    Vụ 92 - 93 Vụ 91 - 92 Vụ 85 - 86
  (ha) % ha % ha % ha %
Cây t.phiện + c.cần sa 3302 100 -9994 -74 -12202 -79 -15753 -83
- cây thuốc phiện 3296 99,8 9491 -74 -12200 -79 -15754 -83
- cây cần sa 5,8 0,2 - 3 - 34 - 2,5 - 30 + 1 + 21
Riêng cây thuốc phiện 3296 100 -9491 -74 -12200 -79 -15753 -83
- Vùng núi phía Bắc 691 21 -7956 -92 -10520 -94 -14116 -95
- Vùng khu Bốn cũ 2605 79 -1535 -37 -1680 -39 -1638 -39

Nh vậy diện tích gieo trồng cây cần sa đã bắt đầu giảm từ vụ này, nhng vẫn còn tăng 1 ha (21%) so với vụ 85 - 86. Diện tích gieo trồng cây thuốc phiện tiếp tục giảm (trong đó ở 10 tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc luôn luôn giảm mạnh hơn vùng khu Bốn cũ. Do đó tới vụ 93 - 94 diện tích gieo trồng ở vùng núi phía Bắc chỉ còn bằng 21% so với cả nớc (trong khi tỷ lệ đó là 68% trong vụ 92 - 93; 72% trong vụ 91 - 92 và 78% trong vụ 85 - 86).

Diện tích gieo trồng cây thuốc phiện vụ 93 - 94 chia theo tỉnh và theo thứ tự từ cao đến thấp.

 

tên tỉnh Diện tích gieo trồng vụ 93 - 94 Tăng (+), giảm (-) vụ 93 - 94 so với
    Vụ 92 - 93 Vụ 91 - 92 Vụ 85 - 86
  (ha) % ha % ha % ha %
Tổng số 3296 100 -9491 -74 -12200 -79 -15754 -83
Nghệ an 2458 75 -726 -23 -912 -27 -870 -26
Lai châu 186 6 -713 -79 -965 -84 -1934 --91
Lào cai 184 5 -595 -76 -617 -77 -602 -77
Sơn la 151 4 -3662 -96 -4035 -96 -3401 -96
Thanh hóa 147 4 -810 -85 -768 -84 -767 -84
Yên bái 77 2 -721 -90 -1463 -95 -1463 -95
Hà giang 42 1 -1405 -97 -2066 -98 -4522 -99
Cao bằng 30 1 -334 -92 -827 -96 -1641 -98
Lạng sơn 11 nhỏ -83 -88 -114 -91 -97 -90
Bắc thái 8 - - +3 +108 +2 +34
Hòa bình 4 - -401 -99 -385 -99 -350 -99
T. Quang - - -41 x -50 x -105 x
4 tỉnh Tây nguyên - - không đáng kể  

Nh vậy tới vụ 93 - 94 đã có 5 tỉnh coi nh không gieo trồng cây thuốc phiện (đó là 4 tỉnh Tây nguyên và tỉnh Tuyên quang). 6 tỉnh (Hòa bình, Bắc thái, Lạng sơn, Cao bằng, Hà giang, Yên bái) gieo trồng rất ít (từ 4 ha tới 77 ha). Chỉ còn lại 5 tỉnh gieo trồng nhiều hơn (Thanh hóa, Sơn la, Lào cai, Lai châu và Nghệ an), 5 tỉnh đó đã gieo trồng tới 94% diện tích cả nớc. Riêng Nghệ an gieo trồng 75% diện tích cả nớc.

Diện tích cây thuốc phiện thu hoạch vụ mùa 93 - 94 chia theo tỉnh và thứ tự từ cao đến thấp

 

  D. tích thu hoạch Tăng (+), giảm (-) so với các vụ
Tên tỉnh vụ 93 - 94 91 - 92 85 - 86
  ha % ha % ha %
Tổng cộng 2339 100 -9864 -81 -14533 -86
Nghệ an 2188 94 -709 -24 -604 -22
Sơn la 36 1,5 -3907 -99 -3319 -99
Thanh hóa 34 1,5 -881 -96 -880 -96
Lai châu 29 1,2 -977 -97 -1651 -98
Yên bái 23 1 -1441 -98 -1422 -98
Lào cai 19 0,8 -552 -97 -661 -97
Cao bằng 5 nhỏ -191 -97 -1157 -99
Lạng sơn 4 -63 -94 -67 -94
Hòa bình 1 - -276 -99 -232 -99
7 tỉnh còn lại - - -867 -100 -4540 -100

Nh vậy đến vụ 93 - 94 đã có 7 t���nh không còn diện tích thu hoạch cây thuốc phiện (4 tỉnh Tây nguyên, Hà giang, Tuyên quang, Bắc thái). 8 tỉnh còn lại rất ít diện tích thu hoạch (Sơn la, Thanh hóa, Lai châu, Yên bái, Lào cai, Cao bằng, Lạng sơn, Hòa bình). Thế là duy nhất chỉ có Nghệ an còn thu hoạch đáng kể chiếm 94% diện tích thu hoạch cả nớc. Phần lớn các tỉnh đều giảm rất mạnh so với vụ 91 - 92 và 85 - 86 (từ 94% đến 100%). Riêng Nghệ an giảm 24% so với vụ 91 - 92 và 22% so với vụ 85 - 86.

Đến vụ này ta thấy hớng vận động chủ yếu là: giải quyết tồn tại tại Nghệ an và giữ vững tiến bộ của các tỉnh khác đồng thời đề phòng tái trồng cây thuốc phiện.

Sản lợng thuốc phiện thu hoạch vụ 93 - 94 phân theo tỉnh và thứ tự tự nhiều đến ít.

 

Tên tỉnh S.L thu hoạch vụ 93 - 94 Tăng (+), giảm (-) so với các vụ
kg % 91 - 92 85 - 86
kg % kg %
Tổng cộng 7811 100 -35419 -82 -46072 -86
Nghệ an 7308 94 -2614 -26 -1851 -20
Yên bái 116 1,5 -7174 -98 -6894 -98
Thanh hóa 114 1,5 -3603 -99 -3754 -97
Sơn la 98 1,3 -11139 -99 -9107 -99
Lào cai 97 1,2 -4092 -99 -3983 -98
Lai châu 43 tỷ -2830 -99 -5207 -99
Cao bằng 17 lệ -448 -96 -4826 -99
Lạng sơn 12 nhỏ -210 -95 -223 -95
Hòa bình 6 -963 -99 -795 -99
7 tỉnh còn lại - - -2346 -100 -9432 -100

Đến vụ 93 - 94 chỉ còn Nghệ an thu hoạch tới 94% sản lợng thuốc phiện toàn quốc. Sơn la, Thanh hóa, Lai châu, Yên bái, Lào cai, Cao bằng, Lạng sơn, Hòa bình thu hoạch từ 1 kg tới 116 kg và cũng nh nhận định ở phần diện tích trên ta thấy 7 tỉnh đã triệt phá đợc cây thuốc phiện.

Diện tích, sản lợng vụ mùa 94 - 95

Đến vụ mùa 94 - 95 chỉ còn 4 tỉnh có thu hoạch thuốc phiện (Nghệ an, Lào cai, Lai châu, Sơn la) trong đó chủ yếu chỉ còn tập trung vào tỉnh Nghệ an (96% diện tích thu hoạch cả nớc). Tuy nhiên một điều đáng lu ý là trong khi mấy vụ trớc đang có xu hớng giảm sút rất nhanh về diện tích và sản lợng thuốc phiện thì vụ này đã có ba tỉnh gieo trồng tăng lên nhiều so với vụ 93 - 94 (Lạng sơn tăng 645%, Sơn la tăng 185% và Lai châu tăng 22%). Diện tích cây cần sa đến vụ này cơ bản đã đợc triệt phá.

Bảng số liệu sau đây chỉ rõ hơn tình hình gieo trồng, thu hoạch trong vụ 1994 - 1995.

 

tên tỉnh diện tích (ha) vụ 94 - 95 Sản lợng so sánh vụ 94 - 95 với 93 - 94 % về
  Gieo trồng Thu hoạch (kg) D.T gieo trồng D.T thu hoạch S.L thu hoạch
Thuốc phiện 2795 1660 5163 85 71 66
Nghệ an 1859 1592 4964 76 73 68
Sơn la 431 8 20 285 22 20
Lai châu 226 41 81 122 141 188
Lạng sơn 82 - - 745 - -
Thanh hóa 74 - - 50 - -
Lào cai 72 19 98 39 100 101
Yên bái 41 - - 53 - -
Cao bằng 6 - - 20 - -
Hà giang 4 - - 1 - -
7 tỉnh còn lại - - - - - -
Cần sa 0,5 0,2 803 9 5 8

Diện tích gieo trồng vụ 95 - 96

  • Cây cần sa liên tục tăng từ vụ gieo trồng 85 - 86 đến vụ 92 - 93, nhng cơ bản đã đợc xóa bỏ từ vụ 94 - 95, đến nay vụ 95 - 96 vẫn giữ đợc kết quả này.

  • Cây thuốc phiện vụ 94 - 95 chỉ còn 9 tỉnh gieo trồng, nay đã tăng thêm tỉnh Hòa bình làm cho số tỉnh còn gieo trồng tại vụ 95 - 96 lên tới 10 tỉnh

  • Dới đây là biểu thống kê chỉ rõ số lợng, tỷ lệ gieo trồng, tăng giảm qua một số năm và phân theo các tỉnh có diện tích gieo trồng cao nhất đến thấp dần nh sau:

  D.T gieo trồng vụ 95 - 96 Tăng (+), giảm (-) vụ 95 - 96 so với các vụ
  ha % 94-95 91 - 92 85 - 86
      ha ha % ha %
Tổng số 2885 100 +90 -12611 -81 -16165 -85
Vùng khu 4 cũ 1696 59 -237 -2589 -60 -2546 -60
Vùng núi phía Bắc 1189 41 +327 -10022 -89 -13619 -92
T.S phân theo tỉnh              
Nghệ an 1685 58 -174 -1685 -50 -1643 -49
Sơn la 601 21 +170 -3585 -86 -2952 -83
Lào cai 204 7 +132 -597 -75 -582 -74
Lai châu 163 6 -63 -988 -86 -1958 -92
Cao bằng 78 3 +72 -779 -91 -1593 -95
Yên bái 62 2 +21 -1478 -96 -1478 -96
Lạng sơn 62 2 -20 -63 -49 -46 -43
Hòa bình 11 - +11 -378 -97 -343 -97
Thanh hóa 11 - -63 -904 -99 -903 -99
Hà giang 8 - +4 -2100 -99 -4556 -99

Nh vậy đã diễn ra hiện tợng tái trồng và tăng diện tích gieo trồng so với vụ 94 - 95 ở một số tỉnh sau: Hòa bình, Sơn la, Lào cai, Cao bằng, Yên bái, Hà giang. Từ đó toàn quốc đã tăng 90 ha so với vụ 94 - 95. Đây là dấu hiện cần hết sức lu ý.

Thu hoạch vụ mùa 95 - 96.

  • Đến vụ mùa 95 - 96 đã có 10/16 tỉnh (63%) xóa bỏ đợc cây thuốc phiện, nhng chỉ có 6 tỉnh xóa bỏ đợc ngay từ khâu gieo trồng (Bắc thái, Tuyên quang và 4 tỉnh thuộc vùng Tây nguyên), còn 4 tỉnh (Cao bằng, Yên bái, Hòa bình, Hà giang) vẫn gieo trồng nhng đã phá nhổ, không thu hoạch. 3/16 tỉnh (19%) chỉ còn thu hoạch trên diện tích nhỏ (Thanh hóa 3 ha, Lạng sơn 6 ha và Lai châu 32 ha); 2/16 tỉnh (12%) còn thu hoạch trên diện tích không nhiều (Lào cai 69 ha, Sơn la 133 ha). Tồn tại duy nhất là Nghệ an vẫn còn thu hoạch trên diện tích lớn, 1.500 ha (86% diện tích thu hoạch của cả nớc).

  • Sản lợng thu hoạch vụ mùa 95 - 96 cả nớc chỉ còn 5.453 kg thuốc phiện, giảm 37.777 kg so với vụ 91 - 92 và giảm 48.430 kg so với vụ 85 - 86.

  • Diện tích thu hoạch vụ mùa 95 - 96 phân theo vùng, tỉnh theo thứ tự từ cao đến thấp và kèm theo mức độ tăng giảm so với các vụ, xem biểu số liệu sau:

  D.T thu hoạch vụ 95 - 96 Tăng (+), giảm (-) vụ 95 - 96 so với các vụ
  ha % 94 - 95 91 - 92 85 - 86
Tổng số cây thuốc phiện     ha ha % ha %
1743 100 +83 -10459 -86 -15128 -90
Vùng khu 4 cũ 1503 86 -89 -2308 -61 -2203 -59
Vùng núi phía Bắc 246 24 +172 -8151 -97 -12925 -98
T.S phân theo tỉnh              
Nghệ an 1500 86 -92 -1396 -48 -1292 -46
Sơn la 133 8 +125 -3810 -97 -3222 -96
Lào cai 69 4 +50 -502 -88 -611 -90
Lai châu 32 2 -9 -974 -97 -1648 -98
Lạng sơn 6 - +6 -61 -91 -65 -92
Thanh hóa 3 - +3 -912 -99 -911 -99

Nhận định 6:

Để đạt đợc thắng lợi cơ bản nh các nhận định trên, chúng ta thấy nổi lên hai điểm sau: tích cực vận động nhân dân bỏ trồng cây thuốc phiện và cây cần sa liên tục từ cuối vụ trớc tới đầu vụ sau và tiếp đó lại kiên quyết và kiên trì thuyết phục nhân dân đã trồng tiến hành nhổ phá. Hai biện pháp này đã góp phần thỏa đáng vào thắng lợi chung (xem chứng lý dới đây).

Vụ mùa 95 - 96 chỉ còn gieo trồng 2885 ha giảm 12.611 ha so với vụ 91 - 92 và giảm 16.165 ha so với vụ 85 - 86. Điều đó chứng tỏ việc vận động nhân dân bỏ trồng đã đợc chú ý từ cuối vụ trớc đến đầu vụ sau. Mặt khác 4 vụ thực hiện CTQG - 06/CP đã nhổ phá đợc gần 10.000 ha cây thuốc phiện. Đây là kết quả rất lớn và từ đó chỉ riêng khâu nhổ phá này bốn vụ qua đã giảm thu hoạch tới gần 32 tấn thuốc phiện (năng suất thu hoạch bình quân cả nớc là 3,2 kg/ha). Do các nguyên nhân khác cũng đã làm giảm tới 11% diện tích gieo trồng. Cho nên thực tế diện tích thu hoạch so với diện tích gieo trồng 4 vụ qua trên 47%. Nơi nào tỷ lệ này càng thấp thì nói chung thành tích nhổ phá càng cao và kết quả thực hiện mục tiêu CTQG - 06/CP càng tốt.

Từ kết quả này chúng ta rút ra bài học bổ ích sau: cuộc vận động nhân dân bỏ trồng và thu hoạch cây thuốc phiện , cây cần sa phải tập trung ngay từ cuối vụ trớc tới đầu vụ sau để giáo dục, kiểm soát việc giảm gieo trồng có kết quả tốt. Tiếp đó lại càng phải kiên trì vận động nhân dân đã trồng sẽ kiên quyết nhổ phá (giai đoạn này đợc tiến hành liên tục từ sau khi gieo trồng tới ngày thu hoạch). Cả hai giai đoạn vận động trên cần phải tiến hành kế tiếp nhau từ năm này, qua năm khác. 4 vụ qua chúng ta đã làm tốt cuộc vận động này. Đó cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản để đạt đợc các thắng lợi đáng kể nêu trên.

Nhận định 7

Bên cạnh những thắng lợi to lớn trên chúng ta còn những mặt yếu đáng lu ý sau:

  • Nghệ an chuyển biến quá chậm; việc phát hiện tồn tại này từ sớm, nhng kết quả khắc phục rất yếu. Do đó chính Nghệ an đã làm ảnh hởng lớn đến tồn tại chung của toàn quốc (thu hoạch 1.500 ha chiếm 86% diện tích thu hoạch cả nớc).

  • Ba tỉnh Sơn la, Lào cai, Lai châu vẫn còn thu hoạch không ít (Sơn la 133 ha, Lào cai 69 ha và Lai châu 32 ha).

  • Đặc biệt đã có xu hớng tái trồng và bắt đầu tăng lên về diện tích trồng trọt hay thu hoạch ở một số tỉnh. Đây là điều cần hết sức lu ý. (xem các chứng luận sau).

  • Trớc tiên xem kỹ lại bảng số liệu đã nêu sau nhận định 5 để thấy rõ mặt yếu và tồn tại của Nghệ an và Sơn la, Lào cai, Lai châu.

Cả nớc vụ 95 - 96 diện tích gieo trồng cây thuốc phiện tăng 90 ha và thu hoạch tăng 83 kg so với vụ 94 - 95 trong đó 6 tỉnh tăng lên về diện tích gieo trồng (Sơn la tăng 170 ha, Lào cai tăng 132 ha, Cao bằng tăng 72 ha, Yên bái

  • Tăng 21 ha, Hòa bình tăng 11 ha và Hà giang tăng 4 ha) và 4 tỉnh tăng lên về diện tích thu hoạch (Sơn la 125 ha, Lào cai tăng 50 ha, Lạng sơn tăng 6 ha và Thanh hóa tăng 3 ha). Riêng vùng núi phía Bắc suốt mấy vụ qua đều giảm về diện tích, sản lợng. Nhng vụ 95 - 96 này đã tăng lên 327 ha gieo trồng và 172 ha thu hoạch. Đó là xu hớng tái trồng làm cho diện tích tăng lên tại cơ sở, đáng quan tâm trong giai đoạn tới.