Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con – Lợi ích nhân đôi cho gia đình và xã hội

01/11/2012 Lượt xem: 205 In bài viết

Tuy nhiên, nếu chủ động phát hiện sớm tình trạng phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV và áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền HIV theo quy định của Bộ Y tế, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn dưới 5%. Có thể nói, PLTMC là một thành công trong lĩnh vực chăm sóc người nhiễm HIV và là mục tiêu quan trọng hướng đến tầm nhìn 3 không của Liên hợp quốc về phòng chống HIV/AIDSđến năm 2015 (Không nhiễm mới HIV, không tử vong do AIDS và không kỳ thị, phân biệt đối với HIV). Trên thế giới, rất nhiều nước đã thanh toán được tình trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con theo các quy trình quy định của Tổ chức y tế Thế giới, ví dụ như Nam Phi, Brazil, các nước châu Âu...

Với điều kiện ở nước ta, việc PLTMC là một mục tiêu có thể thực hiện được, thực tế, tại một số bệnh viện, địa phương, việc triển khai công tác PLTMC đã cho kết quả là 100% trẻ sinh ra từ các phụ nữ mang thai (PNMT) nhiễm HIV được khỏe mạnh, không nhiễm HIV nếu được chăm sóc, điều trị đúng quy trình PLTMC cho mẹ và cho con. Nếu thực hiện có hiệu quả việc PLTMC, ngoài giá trị về sức khỏe, giá trị nhân văn “Hãy giành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em”, còn có giá trị rất lớn về kinh tế xã hội do việc chi phí chăm sóc về về y tế, kinh tế của gia đình và xã hội nếu trẻ bị nhiễm HIV. Chương trình PLTMC đã chính thức được Bộ Y tế ưu tiêu triển khai, đến năm 2012 là năm thứ 4 và bước đầu đã thu được các kết quả đáng khích lệ. Nhiều phụ nữ mang thai (PNMT) đã được tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện và áp dụng các biện pháp dự phòng có hiệu quả, kết quả là nhiều trẻ sinh ra từ mẹ có HIV đã được bảo vệ dự phòng lây nhiễm HIV, khỏe mạnh. Tại tỉnh Phú Thọ, theo giám sát của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, chỉ tính riêng năm 2011, đã có trên 15000 PNMT được tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện, phát hiện 10 PNMT có nhiễm HIV và đã được chăm sóc, điều trị; tính đến ngày 15/8/2012, đã có 6 cháu được xét nghiệm bằng kỹ thuật PCR, cả 6 cháu (100%) đều Âm tính với HIV, đã đem lại niền vui lớn lao cho các gia đình, cha mẹ. Nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con phụ thuộc vào thời gian người mẹ bị nhiễm HIV, tình trạng sức khỏe và miễn dịch của bà mẹ và các yếu tố liên quan như tình trạng sinh đẻ, nuôi con. Theo đánh giá của các nhà khoa học, nếu không được can thiệp PLTMC, có tỷ lệ khoảng 5-10%, 15-20%, 5-10% lây truyền HIV sang con từ PNMT có HIV. Những năm trước đây, do một số nguyên nhân trong đó có nguyên nhân không được tiếp cận điều trị và chưa có quy chuẩn điều trị PLTMC, phụ nữ có HIV (+) thường được tư vấn là không nên sinh con do không có điều kiện để kiểm soát PLTMC. Nhưng hiện nay, các bằng chứng về hiệu quả của các biện pháp can thiệp, điều trị PLTMC đã làm thay đổi rất lớn quan điểm về việc sinh đẻ của phụ nữ có HIV. Có thể nói, với việc chăm sóc điều trị PLTMC như hiện nay, một phụ nữ có HIV có thể sinh được trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, không nhiễm HIV nếu được theo dõi, giám sát, quản lý có hệ thống và áp dụng quy trình PLTMC, mà thực chất là làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong thời kỳ trước sinh; trong khi sinh, chuyển dạ, đẻ và sau sinh, nuôi dưỡng chăm sóc trẻ sau sinh. Các can thiệp trước sinh: bao gồm tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện, PNMT có HIV được điều trị kháng vi rut HIV (ARV), PLTMC là hết sức cần thiết, có hiệu quả làm giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con. Việc điều trị này được tiến hành càng sớm càng tốt (trong 3 tháng đầu thời kỳ có thai là tốt nhất), bởi vì, việc điều trị ARV có bản chất là làm giảm nồng độ vi rut HIV trong máu và các dịch thể của cơ thể, từ đó sẽ hạn chế lây nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai và cả giai đoạn chuyển dạ, đẻ và cho con bú sau này (nếu người mẹ vẫn cho con bú). Các can thiệp trong khi sinh: với những PNMT chưa tiếp cận các can thiệp trước sinh, cần tư vấn các xét nghiệm nhanh HIV tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, nếu dương tính cần sử dụng ARV cho mẹ, trách các can thiệp sản khoa, cân nhắc chỉ định mổ lấy thai, lau sạch máu, sản dịch cho trẻ và cho trẻ uống thuốc ARV theo quy định. Các can thiệp sau sinh: chủ yếu là tư vấn cho người mẹ về nguy cơ lây nhiễm HIV khi cho trẻ bú, nên nuôi trẻ bằng sữa thay thế và tiếp tục theo dõi, quản lý và kiểm tra tình trạng sức khỏe, tình trạng nhiễm HIV theo quy định. Công tác PLTMC đã được thực hiện từ tuyến tỉnh đến cơ sở theo quy trình của Bộ Y tế, tại tuyến xã, phường, chủ yếu tập trung vào các hoạt động giám sát, chủ động tư vấn cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, PNMT có nguy cơ và thực hiện công tác lấy máu xét nghiệm. Tại tuyến huyện và tuyến tỉnh, tập trung vào các hoạt động chăm sóc và điều trị PLTMC cho PNMT nhiễm HIV; cung cấp sữa cho trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV... Thực tế triển khai công tác này tại tỉnh, chúng tôi thấy còn một số khó khăn trọng việc thực hiện mục tiêu của chương trình. Khó khăn lớn nhất phải nói đến là việc khó khăn trong giám sát phát hiện PNMT có HIV, mà rào cản lại xuất phát từ chính các bà mẹ. Do những mặc cảm, ngại, lo lắng nên đã không chủ động xét nghiệm hoặc do thiếu các thông tin, hạn chế tiếp cận các dịch vụ PLTMC, dẫn đến không phát hiện sớm các trường hợp PNMT có HIV để can thiệp kịp thời. Một số bệnh viện, theo quy trình cần phải hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ điều trị khẩn cấp cho PNMT có HIV (+) được xét nghiệm khi chuyển dạ, đẻ và trẻ sinh ra do các bà mẹ này, tuy nhiên vẫn còn có trường hợp chưa thực hiện. Trong thời gian tới, để thực hiện tốt công tác này và loại trừ hoàn toàn tình trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015, cần tăng cường công tác truyền thông nhằm cải thiện và nâng cao nhận thức của cộng đồng về hiệu quả và lợi ích của công tác DPLTMC, tăng cường giới thiệu và tiếp cận các dịch vụ PLTMC theo quy định của Bộ Y tế. Quan tâm, giúp đỡ và tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho PNMT có HIV được chăm sóc, điều trị nhằm bảo đảm sức khỏe cho mẹ và dự phòng cho trẻ được sinh ra khỏe mạnh, không nhiễm HIV là mục tiêu của gia đình và cả cộng đồng. Với mỗi PNMT, nhất là phụ nữ mang thai có nguy cơ lây nhiễm HIV hãy chủ động hiểu biết về tình trạng sức khỏe của bản thân, hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm và được thực hiện các dịch vụ chăm sóc, điều trị thích hợp. Đây cũng chính là biện pháp có hiệu quả nhất, thiết thực nhất để bảo vệ chính mình và đứa con thân yêu của bạn.

 

Hồ Quang Trung

Theo phutho.gov.vn

[TT: TBC]