Bàn về vấn đề giảm tác hại liên quan đến ma túy

16/08/2012 Lượt xem: 233 In bài viết

Trên thế giới cũng như ở nước ta, sự bùng nổ đại dịch HIV/AIDS gắn liền với sự xuất hiện việc tiêm chích heroin và mại dâm, đặc biệt là tiêm chích heroin. Vì nhiều lý do, người nghiện đã dùng chung bơm kim tiêm để chích heroin mà không dùng riêng bơm kim tiêm cho mỗi người. Đó là cách làm lây lan rất nhanh chóng HIV trong nhóm nghiện chích heroin. Việc lây lan nhanh chóng trong nhóm nghiện chích heroin đã làm cho nhóm này trở thành nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những người nhiễm HIV (khoảng 60%).

Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến tháng 6/2010, cả nước còn 138.851 người nghiện ma túy có hồ sơ quản, trong số này, tỷ lệ nghiện heroin bằng đường tiêm chích tại nhiều tỉnh, thành phố lên đến trên 80%. Như vậy, nghiện ma tuý trong đó phần lớn là tiêm chích heroin chưa bị xóa bỏ mà vẫn tồn tại, trong khi đó việc dùng chung bơm kim tiêm trong nhóm các người nghiện heroin đã làm tăng nhanh chóng việc lây lan HIV/AIDS. Ngoài ra chưa có những giải pháp thật sự hữu hiệu trong cai nghiện ma tuý, tỷ lệ tái nghiện sau khi cai nghiện tập trung còn rất cao (tới 70% - 90% các trường hợp cai nghiện). Gần đây, các công trình nghiên cứu y học về nghiện ma túy đã cho thấy việc nghiện ma túy không thể xem đơn thuần là một tệ nạn xã hội mà nó cần được xem thêm như là một bệnh có liên quan đến phản xạ có điều kiện, Vì vậy cách nhìn nhận và thái độ của cộng đồng với người nghiện ma túy cũng cần có thay đổi sao cho mềm dẻo và phù hợp hơn để vừa giúp họ từ bỏ nghiện ma tuý và vừa tìm cách bảo vệ họ không bị lây nhiễm HIV/AIDS khi họ chưa từ bỏ được ma túy. Như vậy mục đích của giảm tác hại là việc bảo vệ an toàn cho cộng đồng những người chưa bị nhiễm HIV/AIDS, làm sao để không lây lan và tăng thêm các trường hợp nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng.

Xuất xứ của giảm tác hại còn ở chỗ: số lượng những người nhiễm HIV/AIDS hiện nay không còn nhỏ bé và không còn khu trú tại một nơi. Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2010 cả nước có 176.436 người nhiễm HIV đang còn sống. Toàn quốc có tới 70,51% xã/phường, 97,53% quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành phố đã phát hiện người nhiễm HIV.

Ngoài các lý do trên, việc áp dụng các giải pháp giảm tác hại còn liên quan đến hai việc sau: Một là, trong tương lai gần, việc dùng bơm kim tiêm để tiêm thuốc điều trị sẽ trở thành phổ biến do sự gia tăng của bệnh tiểu đường typ II. Vào những năm tới, khoảng 6-8% dân số sẽ bị bệnh tiểu đường typ II. Chắc chắn vào lúc đó chương trình bơm kim tiêm sạch cho những bệnh nhân bị bệnh này cũng sẽ được đặt ra để họ tiêm nội tiết tố insulin. Hai là, ngoài HIV/AIDS, một bệnh khác là viêm gan C (hepatitis C) cũng là một bệnh nguy hiểm (nguyên nhân chính gây ra ung thư gan) và bệnh này cũng lây lan bằng đường máu. Các giải pháp giảm tác hại ngoài làm giảm lây lan HIV/AIDS còn hạn chế lây lan viêm gan C.

Các nước trên thế giới thường áp dụng các giải pháp sau đây trong nhóm giảm tác hại liên quan đến ma túy:

- Tuyên truyền giáo dục trao đổi kinh nghiệm thông qua giáo dục đồng đẳng nhằm giảm thiểu khó khăn và nâng cao chất lượng cuộc sống của những người nhiễm HIV/AIDS. Hình thức này giúp những người nhiễm HIV/AIDS không né tránh và mạnh dạn hơn trong tiếp xúc với cộng đồng. Tổ chức xét nghiệm tự nguyện, dấu tên và tư vấn: giúp người nhiễm HIV/AIDS biết thực trạng nhiễm HIV/AIDS của họ để họ nhận được lời khuyên về nhiều mặt trong sinh hoạt, chữa bệnh, kể cả sinh hoạt tình dục, sức khoẻ sinh sản…

- Hướng dẫn dùng bơm kim tiêm sạch, phân phối bơm kim tiêm dùng một lần, huỷ bơm kim tiêm an toàn. Tổ chức các địa điểm cung cấp (bán hoặc phân phát) bơm kim tiêm cho những người nghiệm ma tuý đã đăng ký và thu hồi bơm kim tiêm đã sử dụng, không vứt bừa bãi bơm kim tiêm sau khi sử dụng.

- Hướng dẫn và tổ chức sử dụng liệu pháp thay thế heroin (bằng methadone…) hoặc liệu pháp đối kháng heroin (bằng naltrexon). Khi nói tới nhóm giải pháp giảm tác hại, chúng ta cần lưu ý nên thực hiện đồng thời một số giải pháp để chúng hỗ trợ nhau. Không nên nghĩ rằng các giải pháp này chỉ có lợi cho những nơi đã có nhiều trường hợp nhiễm HIV/AIDS. Ngay cả những nơi có ít trường hợp nhiễm HIV/AIDS càng tiến hành các giải pháp này sớm hơn bao nhiêu thì càng dễ ngăn chặn được sự lây lan HIV/AIDS bấy nhiêu.

Đã xuất hiện những lo lắng cho rằng các giải pháp trên, nhất là giải pháp cung cấp bơm kim tiêm dùng một lần và cung cấp bao cao su có làm tăng hành vi nghiện chích ma tuý và mại dâm hay không? Các trung tâm khoa học lớn trên thế giới đã nghiên cứu và khẳng định không có bằng chứng cho thấy các giải pháp giảm tác hại làm tăng tần xuất tiêm chích heroin và mại dâm. Những cuộc điều tra dư luận trong dân chúng gần đây do Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) tiến hành cũng cho thấy một số đông (trên 70%) số người được hỏi cho rằng những giải pháp này không phải là nguyên nhân làm tăng số người nghiện. Kết quả điều tra nhận xét của nhân dân tại một số điểm ở Lạng Sơn đã áp dụng biện pháp phân phát bơm kim tiêm cũng cho thấy tương tự.

Nếu dùng methadone để thay thế heroin sẽ mang lại những lợi ích sau: methadone sử dụng bằng đường uống thay cho heroin bằng đường tiêm; methadone rẻ hơn nhiều so với heroin nên làm giảm rất nhiều các tội phạm hình sự liên quan đến heroin; methadone không gây tăng liều như heroin, tỷ lệ tái nghiện heroin rất thấp…

Thực hiện giải pháp giảm tác hại ở nước ta đã có những cơ sở pháp lý cụ thể như: Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 13/3/2004 phê duyệt "Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020"; Luật phòng chống HIV/AIDS đều quy định rõ về giảm tác hại. Đặc biệt, ngày 3/6/2008, Quốc hội khoá XII đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma tuý. Tại điều 34a của Luật này bổ sung như sau: “Biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma tuý là biện phỏp làm giảm hậu quả tỏc hại liờn quan đến hành vi sử dụng ma tuý của người nghiện gây ra cho bản thân, gia đỡnh và cộng đồng. Biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma tuý được triển khai trong nhóm người nghiện ma tuý thụng qua chương trỡnh dự ỏn phự hợp với điều kiện kinh tế xó hội. Chớnh phủ quy định cụ thể các biện pháp can thiệp giảm tỏc hại của nghiện ma tuý và tổ chức thực hiện cỏc biện phỏp này”. Những điều bổ sung trong Luật sửa đổi đó tạo cơ sở pháp lý rất chặt chẽ cho việc tiến hành cỏc biện phỏp giảm tỏc hại cú liờn quan đến ma tuý và liờn quan cả với lõy nhiễm HIV/AIDS.

Thêm nữa, trong xã hội, tính đồng thuận trong tiến hành các giải pháp giảm tác hại ngày càng cao. Nhiều cuộc hội thảo về chủ đề này đã được tổ chức để nhìn nhận tầm quan trọng cũng như kinh nghiệm của việc thực hiện giảm tác hại.

Việc triển khai thí điểm giảm tác hại đã thu được kết quả. Tại một số tỉnh, lãnh đạo đã sớm cho phép tiến hành thí điểm như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên và đã thu được những kết quả ban đầu rất đáng khích lệ. Ví dụ như dự án phân phát bơm kim tiêm cho các đối tượng nghiện chích ma tuý tại Lạng Sơn, Hà Giang do ngành y tế thực hiện với sự tài trợ của tổ chức Ford, tại Thanh Hoá và Bắc Giang, Hà Nội do ngành y tế thực hiện với sự giúp đỡ của viện Burnet (Australia). Những năm gần đây Chính phủ đã kiên quyết chỉ đạo và đẩy mạnh việc thực hiện giảm tác hại ở các địa phương. Đến năm 2009, Chương trình trao đổi bơm kim tiêm đã triển khai tại 382 huyện trên 60 tỉnh/thành phố, đã có 103.269 đối tượng nghiện chích heroin tham gia chương trình.

Đặc biệt gần đây, Chính phủ đã cho phép thực hiện thí điểm việc dùng methadone tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng. Những kết quả thu được tại các nơi thí điểm này đã cho thấy: tính đến cuối năm 2009 đã có 1.735 bệnh nhân tham gia điều trị tại 6 cơ sở điều trị methadone của Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hà Nội là nơi thí điểm thứ ba, đã bắt đầu triển khai. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng heroin giảm xuống hết sức rõ rệt (chỉ còn 12,5% bệnh nhân có kết qủa xét nghiệm heroin dương tính vào tháng thứ 9 sau điều trị). Tỷ lệ mắc chứng trầm cảm, bi quan giảm từ 33,9% trước khi điều trị xuống còn 3,5%. Tỷ lệ bệnh nhân kiếm được việc làm ngày càng tăng. Tỷ lệ phạm tội hình sự và vi phạm pháp luật trước điều trị là 40%, sau 9 tháng điều trị chỉ còn 3%. Hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo triển khai tiếp chương trình này và phấn đấu đến 2015 có khoảng 80.000 người nghiện tham gia chương trình. Gần đây nhất, Cần Thơ đã khai trương cơ sở điều trị methadone cho những người nghiện heroin.

Tuy vậy trong thời gian tới tiếp tục cần tạo một sự đồng thuận mạnh mẽ hơn giữa các bộ, ban, ngành về giảm tác hại để mọi địa phương và mọi ngành vững tâm vận dụng và thực hiện các giải pháp này. Các địa phương cần tổ chức làm thí điểm và nhân rộng các mô hình tốt, tránh tình trạng làm qua loa, hình thức và không để ý đến hiệu quả. Việc trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương đã triển khai với các địa phương có ý định hay bắt đầu triển khai là một việc rất cần thiết. Kinh nghiệm của Lạng Sơn đã cho thấy sau một thời gian thực hiện can thiệp giảm tác hại phải tổ chức đánh giá kết quả bằng việc xác định các chỉ số trong đó có tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm mới nghiện chích. Những chỉ số này sẽ làm củng cố tính đúng đắn và hiệu quả của chương trình.

Cuối cùng, cần nhận thức rằng thông tin - giáo dục - truyền thông phải nhằm đi đến thay đổi hành vi của mọi người trong cộng đồng xã hội. Ngoài việc thay đổi hành vi của những người thuộc các nhóm nguy cơ cao như đã kể trên, điều này còn bao hàm cả sự thay đổi hành vi của xã hội nói chung trong đó sự thay đổi nhận thức của các cấp lãnh đạo trong việc cho phép, ủng hộ và tạo thuận để các giải pháp giảm tác hại được triển khai có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì vậy tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp là một nhân tố quan trọng nhất, đặc biệt trong việc tạo ra sự thống nhất liên ngành về nhận thức cũng như hành động về giảm tác hại./.

 

Theo phongchongmatuy.com.vn

[TT: TBC]