Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống ma tuý, mại dâm

30/07/2012 Lượt xem: 444 In bài viết

Phòng, chống kịp thời

Theo LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc, trên địa bàn tỉnh đã có 2.775 DN đang đầu tư xây dựng và đi vào SXKD với 118.461 CNVCLĐ. Với số LĐ đông như vậy, thì việc tuyên truyền giáo dục trong CNVCLĐ về công tác phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, ma tuý, mại dâm là điều hết sức cần thiết.

Ngay từ đầu năm 2010, LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các cấp CĐ xây dựng kế hoạch, tuyên truyền giáo dục, phòng, chống tội phạm, ma tuý, mại dâm và HIV/AIDS theo tinh thần các NQ, chỉ thị của Chính phủ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư và UBND tỉnh Vĩnh Phúc... Công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, ma tuý, mại dâm được đa dạng hoá bằng nhiều hình thức như panô, ápphích, khẩu hiệu, tờ rơi phát cho cho NLĐ, nhất là tại các KCN. Một “kênh” nữa được CĐ chú trọng là tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, bước đầu đã có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức thiết thực phục vụ đông đảo CNVCLĐ.

CĐ còn vận động CB, đoàn viên, CNVCLĐ tích cực tham gia phong trào quần chúng, bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng gia đình, cơ quan, DN văn hoá và hưởng ứng đợt cao điểm phòng, chống ma tuý và Ngày Thế giới phòng, chống ma tuý (26.6)...

Trong năm 2010, CĐ đã phát 1.500 tờ rơi tuyên truyền về phòng, chống mại dâm và 1.600 tờ rơi phòng, chống HIV/AIDS cho CNLĐ trong các DN trên địa bàn tỉnh. Qua đó, NLĐ hiểu thêm về tác hại của ma tuý, mại dâm để bảo vệ sức khoẻ của chính mình.

Nói không với ma tuý, mại dâm

Dưới sự chỉ đạo của LĐLĐ Vĩnh Phúc, 100% LĐLĐ các huyện, TP, thị xã, CĐ ngành, CĐ các KCN và CĐCS trực thuộc đã triển khai các nội dung tuyên truyền, trong đó vận động CNVCLĐ thực hiện nói không với ma tuý, đăng ký cam kết không liên quan tới ma tuý.

Không những thế, chính NLĐ lại tham gia phát hiện, tố giác các đối tượng tàng trữ, buôn bán, sử dụng chất ma tuý. Mới đây, LĐLĐ tỉnh cùng với Sở LĐTBXH điều tra tình hình tệ nạn xã hội, ma tuý trong CNVCLĐ, nắm vững đối tượng là CNVCLĐ vi phạm tệ nạn xã hội và nghiện hút ma tuý để có biện pháp cùng cơ quan chủ quản xử lý theo trình tự của pháp luật và quy chế của cơ quan, DN.

Để phát hiện kịp thời và có biện pháp tránh lây nhiễm, lan truyền HIV/AIDS, CĐ tham gia tổ chức khám bệnh định kỳ cho NLĐ và xét nghiệm máu. Những buổi tập huấn do CĐ tổ chức giúp NLĐ tìm hiểu về con đường lây nhiễm, nguyên nhân gây bệnh và cách phòng, chống HIV/AIDS. Qua theo dõi, đến nay số CNVCLĐ trong tỉnh liên quan đến ma tuý có 7 người. Để ngăn chặn nạn mại dâm, LĐLĐ tỉnh và các cơ quan chức năng của tỉnh tiến hành kiểm tra giám sát, tuyên truyền vận động các khách sạn, nhà hàng thực hiện cam kết không chứa gái mại dâm, từng bước lành mạnh hoá các cơ sở kinh doanh văn hoá và dịch vụ văn hoá...

Bên cạnh kết quả đạt được, còn một số tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới, đó là: Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật và vận động CNVCLĐ phòng, chống tội phạm ở một số CĐCS khối ngoài quốc doanh, DN FDI, nông - lâm trường có địa bàn rộng, phân tán... còn gặp nhiều khó khăn, triển khai chậm; năng lực của CB tuyên truyền ở cơ sở hạn chế nên hiệu quả chưa cao; công tác phát hiện, tư vấn cho người bị nhiễm HIV/AIDS trong CNVCLĐ nhiều bất cập, chưa quản lý được số người bị nhiễm...

 

Theo laodong.com.vn

[TT: TBC]