Giáo sư David Craik đến từ Đại học Queensland,
trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, loại thuốc sinh học này sẽ ít tốn kém nhưng
mang lại hiệu quả cao và có ít tác dụng phụ hơn các loại dược phẩm hiện có trên
thị trường.
Công việc của các chuyên gia nghiên cứu là tìm ra các hạt sinh học peptide. Đây
là các phân tử protein mini có trong thực vật được sắp xếp và điều chế lại thành
thuốc.
Giáo sư David Craik cho hay: “Chúng tôi đã điều chế ra một loại thuốc trị ung
thư tuyến tiền liệt từ hạt hướng dương. Mọi người sẽ không nhất thiết phải mang
các viên thuốc theo người, thay vào đó, thuốc trị ung thư tuyến tiền liệt sẽ
được áp dụng vào chế độ ăn uống của họ”.
Ông Craik cho rằng, loại thuốc sinh học này không chỉ mang lại lợi ích lớn cho
các nước đang phát triển mà còn mang lại lợi ích cho các nước kém phát triển.
Hiện nay, tuổi thọ trung bình tại Tanzania chỉ dưới 40 tuổi vì căn bệnh
HIV/AIDS. Cho ý kiến về vấn đề này, Craik cho biết: “Không phải chúng ta không
có thuốc điều trị cho những người nhiễm HIV ở Tanzania, vấn đề ở đây là việc vận
chuyển thuốc gặp rất nhiều khó khăn”.
Chính vì vậy, các nhà khoa học đặt hy vọng sẽ tạo ra một loại thực vật có chứa
kháng sinh chống HIV mà mọi người có thể dễ dàng trồng và phát triển trong các
khu vườn hay nông trại.
Thử nghiệm trên người của loại thuốc sinh học này sẽ được tiến hành trong vòng
10 năm, bắt đầu từ các loại thuốc giảm đau và các các loại thuốc trị bệnh ung
thư.
Đây sẽ là thành công lớn trong công cuộc nghiên cứu, tìm ra loại thuốc điều trị
HIV, ung thư và các bệnh hiểm nghèo nếu thí nghiệm này thành công.
Loại thuốc sinh học điều trị này sẽ không cần phải lưu trữ trong tủ lạnh, không
cần tiêm vào cơ thể bệnh nhân, dễ dàng vận chuyển và ai cũng có thể phát triển
vườn thuốc riêng cho mình.
Minh Hồng
Nguồn: tiengchuong.vn
[TT: TBC]