Giải pháp mở rộng BHYT cho điều trị HIV/AIDS
16/09/2015 Lượt xem: 482 In bài viếtHiện việc điều trị HIV/AIDS vẫn đang phụ thuộc vào sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, tuy nhiên nguồn viện trợ cho công tác này sẽ kết thúc vào năm 2017. Do đó,việc hướng dẫn khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) đối với người nhiễm HIV và người sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS là rất cần thiết để đảm bảo việc tiếp tục điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS, nhằm hướng đến mục tiêu điều trị 90-90-90 của Liên Hợp Quốc.
S. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống
HIV/AIDS đã nhận định như trên tại Hội nghị phổ biến thông tư 15/2015/TT-BYT
hướng dẫn thực hiện khám bệnh, chữa bệnh BHYT đối với người nhiễm HIV và người
sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS do Vụ Bảo hiểm Y tế phối hợp với
Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) tổ chức ngày 25/8, tại Hà Nội.
TS. Nguyễn Hoàng Long yêu cầu các tỉnh, thành phố khẩn trương kiện toàn phòng
khám ngoại trú tại địa phương, trong đó lồng ghép hệ thống phòng khám ngoại trú
vào hệ thông khám chữa bệnh tại địa phương.
Năm 2015, Bộ Y tế đã có Công văn 1240/BYT-AIDS gửi các địa phương yêu cầu rà
soát và lồng ghép các phòng khám ngoại trú và hệ thống khám chữa bệnh tại địa
phương. Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh, thành phố căn cứ Thông tư
02/2015/TT-BYT để thành lập phòng khám chuyên khoa để có thể ký hợp đồng với Bảo
hiểm Y tế và mở rộng tỉ lệ người nhiễm HIV có BHYT.
Hiện nay, theo một số nghiê HIV có BHYT còn thấp khoảng 10% - 15%. Nguyên nhân
tỉ lệ này còn thấp là do những người nhiễm HIV hầu hết là người nghèo, cận nghèo
và tình trạng kỳ thị phân biệt đối xử tại cộng đồng khiến người nhiễm không muốn
công khai danh tính và không tham gia BHYT. Do vậy các tỉnh, thành phố cần tăng
cường truyền thông chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV tại cộng
đồng. Mặt khác, thực hiện tốt các hỗ trợ, chính sách với người nghèo và cận
nghèo tại địa phương trong đó có người nhiễm HIV.
Bên cạnh đó, rà soát lại các dịch vụ thụ hưởng cho người nhiễm HIV. Trong thông
tư quy định đã có thuốc điều trị HIV/AIDS bậc 1, 2, các xét nghiệm cơ bản đã nằm
trong dịch vụ thụ hưởng. Tiếp tục rà soát và phản hồi về Bộ Y tế để có thể bổ
sung các dịch vụ thụ hưởng cho người nhiễm HIV.
TS Nguyễn Hoàng Long cho biết, thời gian tới, nguồn kinh phí cho điều trị
HIV/AIDS có thể do nguồn tiền của BHYT, nhưng nguồn mua ARV cũng là một vấn đề.
Hầu hết các nước trên thế giới hiện đang mua thuốc ARV tập trung, chất lượng tốt
và giá thuốc rất rẻ. Do vậy, TS Nguyễn Hoàng Long cho rằng, việc tập trung hóa
nguồn tiền BHYT để mua thuốc tập trung là việc cần triển khai trong thời gian
tới.
Về việc điều trị thuốc ARV cho người nhiễm HIV, hiện cả nước có 312 phòng khám
ngoại trú và 562 trạm y tế xã cấp phát thuốc ARV, 23 trại giam điều trị ARV, 33
trung tâm 06 điều trị ARV với hơn 95 nghìn bệnh nhân trong đó hơn 91 nghìn người
lớn và hơn 4,5 nghìn trẻ em (đạt 91,2% mục tiêu năm 2015).
Để mở rộng điều trị HIV/AIDS thông qua nguồn quỹ BHYT, TS. Dương Thúy Anh,
Trưởng phòng kế toán - tài chính, Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, thời gian
tới cần tập trung điều kiện cơ sở điều trị HIV/AIDS; xây dựng các gói dịch vụ
điều trị HIV/AIDS; quyền lợi và phạm vi mức hưởng cho người nhiễm HIV cung ứng
thuốc ARV và các giải pháp mở rộng BHYT. Cụ thể, kiện toàn các cơ sở điều trị
HIV/AIDS; bổ sung dịch vụ điều trị HIV/AIDS vào gói dịch vụ chung được BHYT chi
trả.
Toàn cảnh hội nghị
Tại hội nghị, các đại biểu cũng được nghe trình bày các quy định về Khám chữa bệnh BHYT; quyền lợi, mức hưởng BHYT, đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến BHYT; Hợp đồng Khám chữa bệnh BHYT; xử phát hành chính đối với trường hợp vi phạm. Đồng thời, được nghe đại diện tỉnh Hà Giang và Hưng Yên chia sẻ kinh nghiệm của một số địa phương về cách thức tiếp cận và triển khai thực hiện khám bệnh, chữa bệnh BHYT cho người nhiễm HIV...
Thanh Tùng
Nguồn: tiengchuong.vn
[TT: TBC]