Gia đình, xã hội và cá nhân phải làm gì để con em mình không nghiện ma tuý?
12/12/2013 Lượt xem: 1693 In bài viếtHỏi: Gia đình, xã hội và cá nhân phải làm gì để con em mình không nghiện ma tuý?
Đáp:
Trước tiên về phía gia đình:
Bố mẹ phải làm gương tốt trong lối sống, cách ứng xử, tránh để xảy ra xung đột trước mặt trẻ con. Nếu gia đình hoà thuận sẽ tạo cho trẻ ổn định về mặt tâm lý, hình thành nhân cách tốt cho trẻ.
Không những thế, các bậc phụ huynh phải có những giải pháp đúng đắn để định hướng cho đứa trẻ ngay từ khi còn ở tuổi chưa đi học. Tức là, giáo dục cho đứa trẻ biết quan điểm của cha mẹ về cái gì ''tốt'' cái gì ''xấu''.
Phải xây dựng được mối liên kết chặt chẻ của lòng
tin và sự thương yêu. Tăng cường lòng tự tin, tính tự lập của đứa trẻ, không để
cho chúng có cảm giác bị lệ thuộc, mất tự do bằng cách hướng cho con cái tự chọn
cho mình những cái mình thích (tất nhiên vẫn trong khuôn khổ - tự do trong khuôn
khổ điều này sẽ làm cho việc chối từ ma tuý trở nên dễ dàng hơn trong những năm
tiếp theo.
Khi đến tuổi đến trường, bố mẹ hãy quan tâm chăm sóc đến khẩu vị, cách ăn uống
của con cái, hạn chế sự ăn uống bừa bãi của trẻ. Mặc dù vị thành niên có thể
không quan tâm nhưng cha mẹ luôn giúp chúng định hình sâu sắc những lựa chọn của
con cái mình với ma tuý. Hãy tận dụng mọi cơ hội để chỉ ra cho chúng biết những
tác hại của ma tuý.
Nhất là khi đứa trẻ bước sang tuổi dậy thì, bố mẹ nên quan tâm đến đời tư của
con cái để hướng cho con cái cách định hướng đúng trong các mối quan hệ. Cần
phải biết con mình quan hệ với ai, bạn bè tốt hay xấu. Đứa trẻ nào có tất cả bạn
bè đều dùng ma tuý thì có khả năng chính chúng sẽ dùng ma tuý.
Nên có sự qua lại giữa các phụ huynh với nhau, bằng cách làm quen với cha mẹ của
bạn bè chúng để có hỗ trợ cho nhau, ngăn chặn con cái mình sa đà. Phải làm sao
gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con cái mình hơn.
Song song với việc quan tâm đến con cái để kịp thời uốn nắn, ngăn chặn những
thói hư tật xấu của chúng thì việc khen ngợi, khuyến khích con em mình làm những
việc tốt cũng rất cần thiết vì nó sẽ tạo ra cho đứa trẻ hưng phấn và lòng tự
tin, quên đi những cảm giác bị ràng buộc, mất tự do, ngăn chặn những ''bột phát''
của đứa trẻ.
Cần phải biết rằng, những đứa trẻ bỏ học khi còn nhỏ, hay không có điều kiện
tiếp tục cắp sách đến trường thì nguy cơ nghiện ma tuý dễ dàng hơn. Vì trong khi
còn học tập tại nhà trường, trẻ em sẽ có điều kiện tìm hiểu về ma tuý. Vì lẽ đó,
mọi gia đình hãy hết sức quan tâm đến sự nghiệp học tập của con em mình không để
chúng bỏ học giữa chừng. Đối với những thanh niên chưa có công ăn việc làm hoặc
việc làm không ổn định thì gia đình cũng vẫn cần phải tiếp tục quan tâm để động
viên san sẻ những khó khăn, giúp họ vượt lên, hướng tới tương lại tốt đẹp.
Sự tác động của gia đình là một trong những yếu tố quan trọng nhất để hạn chế
thanh thiếu niên nghiện ma tuý.
Về phía nhà trường và xã hội:
Cần phải tạo điều kiện cho con trẻ tham gia các tổ chức như Đội thiếu niên, Đoàn
thanh niên để thanh thiếu niên có điều kiện tiếp xúc, hoà nhập với nhóm bạn tốt,
sống có lý tưởng. Kết hợp học tập nội khoá với tuyên truyền, giáo dục tác hại
của ma tuý, nội dung tuyên truyền phải dễ hiểu và thiết thực, kèm theo những
hình thức hấp dẫn như: phim ảnh, báo tường, thi tìm hiểu có thưởng... để thanh
thiếu niên tìm hiểu và có nhận thức nghiêm túc với tệ nạn ma tuý.
Với những học sinh có biểu hiện học sút, kém cần phải kết hợp với phụ huynh học
sinh đó để theo dõi, ngăn chặn không cho trẻ em nhiễm thói hư tật xấu dẫn đến
nghiện ma tuý.
Với những học sinh đã mắc nghiện ở mức độ nhẹ, cần phát hiện kịp thời để phân
công bạn bè và cùng gia đình kịp thời giúp các em ngăn chặn không cho tiếp tục
nghiện, rồi tiến tới cai nghiện. Nhà trường cũng nên nhận học trở lại những em
học sinh, sinh viên đã phải nghỉ học để cai nghiện để động viên khuyến khích các
em khác quyết tâm cai nghiện. Sau đó sử dụng chính những em này làm lực lượng
tuyên truyền vận động chống nghiện ma tuý.
Nhà trường và địa phương cần tạo ra những sân chơi hợp lý, những cuộc chơi thật
sự bổ ích và lý thú để lôi kéo thanh thiếu niên, tạo niềm hứng thú say mê lành
mạnh cho thanh thiếu niên. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia
đình và các tổ chức xã hội nơi thanh thiếu niên sinh sống để tạo nên sức mạnh
tổng hợp, cuốn hút thanh thiếu niên không để họ bị ma tuý lôi kéo.
Những hàng rong, những quán bán hàng xung quanh khu vực trường học rất dễ bị bọn
người xấu lợi dụng để làm các tụ điểm phát tán ma tuý, vì vậy phải được kiểm tra
chặt chẽ. Nếu thấy cần thiết thì kết hợp giữa nhà trường và các cơ quan chức
năng khác kiên quyết dẹp bỏ tình trạng bán hàng rong xung quanh khu vực trường
học.
Với những thanh niên chưa có công ăn việc làm cần có kế hoạch đào tạo, dạy nghề
và bố trí công ăn việc làm để hạn chế sự tự do vô kỷ luật. Với đội ngũ này cần
phải kết hợp các cơ quan đoàn thể xung quanh nơi họ đang sống để theo dõi, vận
động không để họ bị ma tuý lôi kéo.
Tóm lại, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức
xã hội nơi thanh thiếu niên sinh sống để tạo nên sức mạnh tổng hợp, cuốn hút
thanh thiếu niên không để họ bị ma tuý lôi kéo. Nếu làm tất công tác này sẽ hạn
chế tối đa vấn đề nghiện ma tuý trong thanh thiếu niên hiện nay.
Nguồn lamdong.gov.vn
[TT: TBC]