Khuyến khích người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện tại gia đình hoặc cộng đồng
30/11/2011 Lượt xem: 516 In bài viếtBộ Lao động Thương binh và Xã hội đã chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị định tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng và trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng, trên cơ sở kế thừa Nghị định số 56/2002/NĐ-CP ngày 15/5/2002 của Chính phủ. Mục tiêu của Nghị định mới chú trọng đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người nghiện ma túy tham gia các hình thức cai nghiện phù hợp.
Theo đó, thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng từ 6-12 tháng. Người nghiện ma túy đang cư trú tại cộng đồng được tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng. Việc áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng phải theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này; Nhà nước khuyến khích người nghiện ma tuý tự nguyện cai nghiện. Gia đình người nghiện ma tuý có trách nhiệm tham gia các hoạt động cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người cai nghiện tại gia đình, cộng đồng.
Thủ tục đăng ký cai nghiện tại gia đình chỉ cần người nghiện ma tuý hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma tuý có trách nhiệm đăng ký với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về kế hoạch cai nghiện cá nhân của người nghiện. UBND cấp xã sẽ lập Tổ công tác cai nghiện ma túy, có trách nhiệm chỉ đạo Tổ công tác cai nghiện thực hiện công tác tư vấn, hỗ trợ, quản lý, giáo dục người được cai nghiện tại gia đình; thành lập các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động xã hội khác nhằm giúp người cai nghiện ma tuý phục hồi sức khoẻ, nhân cách và hoà nhập cộng đồng. Đồng thời, tạo điều kiện cho người đã cai nghiện được học nghề, tìm việc làm, vay vốn, tiếp cận với các dịch vụ sản xuất, kinh doanh và các hoạt động về y tế, xã hội; phòng, chống tái nghiện ma tuý; huy động các tổ chức, cá nhân giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng.
Với các đối tượng không tự nguyện cai nghiện, kể từ khi Chủ tịch UBND cấp xã quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy tại cộng đồng, người phải chấp hành nếu không tự giác thì Công an xã áp dụng những biện pháp cưỡng chế cần thiết để buộc phải chấp hành.
Căn cứ vào số lượng người nghiện, số đăng ký cai nghiện tự nguyện, số cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng và tình hình thực tiễn của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định sử dụng cơ sở vật chất hiện có (trạm y tế xã, các cơ sở khác có đủ điều kiện) hoặc xây dựng cơ sở điều trị cắt cơn cho người nghiện ma tuý phù hợp với nhu cầu của địa phương. Người nghiện ma túy thuộc diện khó khăn, người chưa thành niên không nơi nương tựa, người được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật thì được xem xét miễn, giảm, hỗ trợ kinh phí cai nghiện. gia đình.
Thủ tục đăng ký cai nghiện tại gia đình chỉ cần người nghiện ma tuý hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma tuý có trách nhiệm đăng ký với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về kế hoạch cai nghiện cá nhân của người nghiện. UBND cấp xã sẽ lập Tổ công tác cai nghiện ma túy, có trách nhiệm chỉ đạo Tổ công tác cai nghiện thực hiện công tác tư vấn, hỗ trợ, quản lý, giáo dục người được cai nghiện tại gia đình; thành lập các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động xã hội khác nhằm giúp người cai nghiện ma tuý phục hồi sức khoẻ, nhân cách và hoà nhập cộng đồng. Đồng thời, tạo điều kiện cho người đã cai nghiện được học nghề, tìm việc làm, vay vốn, tiếp cận với các dịch vụ sản xuất, kinh doanh và các hoạt động về y tế, xã hội; phòng, chống tái nghiện ma tuý; huy động các tổ chức, cá nhân giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng.
Với các đối tượng không tự nguyện cai nghiện, kể từ khi Chủ tịch UBND cấp xã quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy tại cộng đồng, người phải chấp hành nếu không tự giác thì Công an xã áp dụng những biện pháp cưỡng chế cần thiết để buộc phải chấp hành.
Căn cứ vào số lượng người nghiện, số đăng ký cai nghiện tự nguyện, số cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng và tình hình thực tiễn của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định sử dụng cơ sở vật chất hiện có (trạm y tế xã, các cơ sở khác có đủ điều kiện) hoặc xây dựng cơ sở điều trị cắt cơn cho người nghiện ma tuý phù hợp với nhu cầu của địa phương. Người nghiện ma túy thuộc diện khó khăn, người chưa thành niên không nơi nương tựa, người được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật thì được xem xét miễn, giảm, hỗ trợ kinh phí cai nghiện. gia đình.
Theo Nhân sự Việt Nam
Tin khác