Biện pháp phòng, chống tái nghiện

01/12/2011 Lượt xem: 827 In bài viết
Trước hết có nhận thức đúng về nghiện, cai nghiện và hậu quả của tái nghiện:

- Việc thực hiện quyết định tập trung cai nghiện phải được hiểu thành nghĩa vụ chính đáng của công dân, là quyền lợi mình cần được tận hưởng vì danh dự, sức khoẻ của bản thân, hạnh phúc gia đình.

- Tái nghiện và tội phạm không có ranh giới xác định. Tái nghiện dẫn đến tiêm chích ma tuý và nhiễm HIV/AIDS không có khoảng cách về không gian mà chỉ có một khoảng cách về thời gian, đó là sớm hay muộn mà thôi.

- Với việc cai nghiện ma tuý, công việc thực sự và quan trọng nhất không phải là do các bác sỹ, cán bộ chuyên môn mà do chính người nghiện ma tuý thực hiện. Phải tin tưởng và có trách nhiệm với việc cai nghiện để đảm bảo thành công, và đó là giải pháp phòng ngừa tái nghiện ma tuý hữu hiệu.

Các hoạt động của Trung tâm và những công việc mà mỗi người cán bộ làm ở đây tất cả vì đối tượng. Vì vậy:

- Trung tâm cai nghiện ma tuý là nơi mà những thông tin về lạm dụng, nghiện và cai nghiện ma tuý được cung cấp đầy đủ, rõ ràng. Mỗi người nghiện phải chịu khó học hỏi, lắng nghe để hiểu biết.

- Trung tâm là nơi có một tập thể những người cùng cảnh ngộ ở đó mà qua nhiều tấm gương, nhân chứng sẽ cung cấp cho đối tượng hiểu rõ tác hại của ma tuý đến bản thân, gia đình, cộng đồng, để có điều kiện suy ngẫm đúng sai về những tình huống gia đình mình đã và đang gặp phải. Không nên phủ nhận những nguyên nhân của tình trạng nói trên là từ ở phía mình.

- Sống cởi mở, tôn trọng người khác, bộc lộ những vấn đề cá nhân và yêu cầu người khác giúp đỡ từ cán bộ quản lý, tư vấn. Tránh tình trạng sống thu mình, buồn rầu hoặc có thái độ thù nghịch để có sự hợp tác trong việc cai nghiện ở trung tâm và từng bước tạo dựng lại quan hệ với xã  hội, cộng đồng, mà trước tiên là tạo mối quan hệ thường xuyên với gia đình.

Gian dối trong cung cấp địa chỉ là biểu hiện sự tái nghiện, phải chấp hành những hình thức xử lý thích đáng.

- Nhanh chóng tiếp cận, thích nghi với điều kiện sinh hoạt trong tập thể đối tượng đặc thù: Sống thoải mái, hoà mình trong nhóm, sẵn sàng giúp đỡ và khiêm tốn tìm sự giúp đỡ từ người khác trong nhóm. Không nên khép mình, mặc cảm, xa lánh hoặc có những hành vi quanh co.

Nhiệt tình tham gia sinh hoạt, hoạt động giải trí nhằm cùng chia sẻ tình cảm, phấn đấu làm tốt. Luôn coi hiện tượng lẩn tránh các hoạt động tập thể, thích sống một mình là biểu hiện lối sống lập dị, không tốt.

- Học và áp dụng tốt các hành động phòng chống tái nghiện trong thời gian ở trung tâm. Luôn tìm tòi cùng nhóm, bạn bè tổ chức cuộc sống hàng ngày trong tập thể thích hợp. Phát hiện để báo cáo kịp thời những biểu hiện mà có khả năng tạo ra tình huống nguy hiểm, giảm nguy cơ tái nghiện chung cho nhóm, tập thể.

- Coi lao động là nhiềm vui, không sao lãng, luôn hoà mình trong công việc. Lao động theo một nghề mà mình đã có hoặc đã học và luôn có nguyện vọng nâng cao khả năng tay nghề.

Chỉ có ở gia đình cộng đồng mới có cuộc sống yến ôn trong tương lai:

- Trong mọi hoàn cảnh gia đình luôn là một tổ hợp xinh xắn đẹp đẽ.

- Gia đình là chỗ dựa cho mọi thành viên là một "một đinh ốc" nhỏ để tạo nên và giữ yên cái tổ hợp đó. Rạn nứt của mỗi tổ hợp đều bắt nguồn tư sự "văng ra" của mỗi thành viên.

- Gia đình luôn chứa đựng đặc tính của gia đình người ta rất xấu hổ khi bàn tới những vấn đề riêng tư của cá nhân, gia đình mình một cách công khai. "Đóng cửa trong nhà bảo nhau" là biện pháp giải quyết phù hợp với mọi người phải phục tùng. Vì vậy, việc cộng đồng xã hội biết tập trung giải quyết vấn đề "riêng của gia đình" do có người nghiện là một tổn thất lớn mà người nghiện cần nhận thức để mình hàn gắn.

- Muốn hàn gắn vết thương của gia đình, người nghiện không phải thể hiện bằng lời nói mà bằng hành động được thể hiện qua mỗi  hành vi tích cực của chính mình ở trong trung tâm.

- Tạo ra niềm vui và lấy lại niềm tin của gia đình bằng chính những hành vi tích cực của chính mình ở trong trung tâm.

- Củng cố niềm tin và lấy lại hạnh phúc gia đình thái độ lao động và kết quả sản xuất trong thời gian thực hiện quyết định tại trung tâm.

- Thăm hỏi, nói lên nguyện vọng tìm một cuộc sống ổn định thông qua nhu cầu làm việc để gia đình yên tâm tìm và tạo việc làm, tránh thời gian nhàn rỗi sau khi được về gia đình.

- Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, giải trí Trung tâm tổ chức cùng với địa phương là điều kiện thuận lợi để tiếp cận với môi trường xã hội nhằm giảm bớt sức ép về tâm lý của bản thân.

- Về với cộng đồng (làng, xã) là về với nơi mà ở đó luôn có sự giúp đỡ và đánh giá công bằng, là chiếc gương soi để tự đánh giá mình và phục thiện.

- Có họ hàng thân thiết thường xuyên thăm hỏi.

- Có đoàn thể luôn quan tâm giúp đỡ: giải quyết những vướng mắc trong quan hệ hàng xóm, hỗ trợ tạo điều kiện tìm việc làm, tự tổ chức sản xuất để ổn định đời sống.

- Cần khắc phục những cản trở về tâm lý khi về với cộng đồng.

- Cộng đồng luôn có những áp lực rất lớn từ bên ngoài buộc người nghiện từ bỏ cuộc sống cũ gắn liền với ma tuý. Vì sự lành mạnh của cộng đồng nhiều hơn là vì mỗi con người cụ thể, vì vậy thường xuyên xuất hiện những hoạt động mang tính phong trào dễ gây mặc cảm cho người có lầm lỗi.

- Mối quan hệ giữa đối tượng với cộng đồng luôn có một khoảng cách và vốn không được tốt đẹp, dễ sinh đố kỵ. Và nếu như người vượt biên hồi hương thường vẫn giữ lại một số thói quen cũng như những mối quan hệ tốt đẹp với cuộc sống cũ, do đó họ không bị hụt hẫng và tự tin hơn. Trong khi đó cuộc sống cũ của người nghiện vốn đã bị khinh thường, kể cả khi không còn một dấu vết gì thì vẫn có người không hiểu.

- Để khắc phục những chướng ngại trên, khi về với gia đình, cộng đồng người nghiện phải làm gì?

- Để hoà nhập được với cộng đồng thì việc làm đầu tiên là chủ động tạo ra bầu không khí sinh hoạt bình thường với người thân ngay trong gia đình. Vì những ngày đầu tiên gia đình có vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt khẳng định niềm tin để tiếp xúc với xã hội.

- Để xoá bỏ ấn tượng của người nghiện, việc làm có ý nghĩa quyết định nhằm xoá bỏ ấn tượng của cộng đồng là thực hiện đúng qui định, tự giác, chủ động đến y tế phường làm xét nghiệm chất ma tuý theo định kỳ. Những thông tin tốt lành có thể bắt đầu phát ra từ đây.

- Chủ động đến với cán bộ làm công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội ở phường, xã đến với đoàn thể với tư cách là một hội viên (Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ..) vì thực tế cho thấy dù là ai, dù ở hoàn cảnh nào, người khiêm tốn, cầu thị vẫn luôn nhận được sự ưu ái, thông cảm.

- Chủ động tham gia các hoạt động xã hội là tự khẳng định mình trong vị trí xã hội.

- Làm việc, lao động cần cù là chiếm lĩnh được tình cảm của gia đình, họ hàng, làng xóm.

Như vậy "phương tiện" của quá trình phục hồi nói chung và chống tái nghiện nói riêng là "phương tiện con người". Mặc dù khoa học có phát minh ra thuốc cai nghiện ma tuý hoàn hảo thì cũng chỉ là nhất thời. Đơn giản như khi người ta bị cảm phải uống thuốc chỉ là giải pháp tình thế, còn có cảm hay không thì toàn bộ quá trình phục hồi là một quá trình nhân tính hoá, nếu tạo ra mối quan hệ tương tác hợp lý, mang tính hợp tác, cộng đồng trách nhiệm thì "tái nghiện" của mỗi người chỉ còn lại là "truyện cổ tích" mà thôi.

Tóm lại: Tệ nạn ma tuý ở nước ta đã đến mức phải báo động, nó đã thật sự trở thành hiểm hoạ, đe doạ đến cuộc sống bình yên của mọi người, mọi nhà và toàn xã hội. Cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn này hết sức khó khăn và vất vả, đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực rất lớn của tất cả các ngành, các cấp, mọi người, mọi nhà và toàn xã hội, có như vậy chúng ta mới mong có thể từng bước ngăn chặn và đẩy lùi được tệ nạn này trả loại cho xã hội một cuộc sống bình yên và hạnh phúc

Những vấn đề cơ bản về công tác PCMT - VPTTPCMT